Vỉa hè 'nai nịt' chống xe máy leo trèo, người đi bộ lại chọn phương án khó ngờ

Xã hội - Ngày đăng : 07:23, 22/02/2022

Để ngăn xe máy đi lên vỉa hè, nhiều loại hàng rào được dựng lên ở Hà Nội. Do không có thiết kế đồng nhất nên có nơi đảm bảo thẩm mỹ và công năng sử dụng, nơi lại nhếch nhác gây khó cho người đi bộ.

Các rào chắn ngăn xe máy phi lên vỉa hè có từ lâu ở Hà Nội nhưng không được thiết kế đồng bộ. Mỗi nơi có một cách bố trí rào khác nhau, nơi rào chắn được lắp đặt cao đến 1,2m nhưng nơi chỉ thấp 0,3 - 0,5m dẫn đến tình trạng mất mỹ quan đô thị.

Điều đáng nói, tại một số công trình, việc quản lý chưa sát sao dẫn đến tình trạng hàng rong lấn chiếm không gian đi bộ.

Tại tuyến đường Giải Phóng (đoạn đối diện bến xe Giáp Bát, Hoàng Mai), có khoảng 100m hàng rào chắn được lực lượng chức năng dựng lên nhằm ngăn xe máy đi lên vỉa hè. Ngoài ra, đoạn hàng rào tại đây còn hạn chế tình trạng bán hàng rong và xe ôm tụ tập đón khách trước cửa bến xe.

Đoạn hàng rào cao khoảng 1,2m, được hàn kín. Hai đầu của hàng rào không bố trí ngăn chống xe máy đi vào.

Vỉa hè 'nai nịt' chống xe máy leo trèo, người đi bộ lại chọn phương án khó ngờ
Hàng rào đối diện bến xe Giáp Bát
Vỉa hè 'nai nịt' chống xe máy leo trèo, người đi bộ lại chọn phương án khó ngờ
Phần vỉa hè bên trong rào chắn vắng bóng người qua lại

Tuy nhiên, có tình trạng người dân lấn chiếm không gian dành cho người đi bộ để bán hàng. Thêm vào đó, bên trong rào không thường xuyên được quét dọn, vô tình trở thành nơi xả rác. Người đi bộ thay vì đi lên vỉa hè lại đi dưới lòng đường.

Anh Nguyễn Huy Hoàng (Yên Mô, Ninh Bình) cho biết, đi vào bên trong rào khá bất tiện. “Họ vứt vỏ bim bim, giấy ni lông, rác thải ở bên trong phần vỉa hè bị rào khá bẩn nên tôi ngại đi vào. Hơn nữa ở cuối phần rào lại có hàng bán trà đá chắn, rất khó đi lại”, anh Hoàng chia sẻ.

Xung quanh bến xe Nước Ngầm, rào chắn vỉa hè được bố trí dày đặc. Độ cao của rào khác nhau ở từng đoạn, cao từ 0,3 - 0,5m. Trước mỗi đầu rào, có hệ thống thanh chắn ngang chỉ để vừa cho người đi bộ đi lại.

Vỉa hè 'nai nịt' chống xe máy leo trèo, người đi bộ lại chọn phương án khó ngờ
Rào chắn vỉa hè xung quanh bến xe Nước Ngầm
Vỉa hè 'nai nịt' chống xe máy leo trèo, người đi bộ lại chọn phương án khó ngờ
Rào chắn ngang vỉa hè chỉ vừa cho 1 người đi qua
Vỉa hè 'nai nịt' chống xe máy leo trèo, người đi bộ lại chọn phương án khó ngờ
Độ cao phần rào chắn ở mỗi đoạn khác nhau

Rào chắn vỉa hè tại đây phát huy hiệu quả khi ngăn được xe máy đi lên nhưng người đi bộ cũng gặp khó khi kéo theo va ly hoặc người khuyết tật đi xe lăn không có lối lên xuống.

Tại vỉa hè xung quanh trường Tiểu học Phương Liên (phường Phương Liên, Đống Đa) có khoảng 50m hàng cột sắt được dựng lên trên vỉa hè. Tuy nhiên, lối đi lại cho người đi bộ lại đang bị chiếm dụng làm nơi đỗ xe ô tô.

Vỉa hè 'nai nịt' chống xe máy leo trèo, người đi bộ lại chọn phương án khó ngờ
Vỉa hè xung quanh trường Tiểu học Phương Liên (Đống Đa)

Từ cuối năm 2017, vỉa hè của một số tuyến phố như Tôn Đức Thắng, Giải Phóng, …được Sở Giao thông vận tải Hà Nội lắp đặt hệ thống rào chắn kiên cố, ngăn các phương tiện tham gia giao thông đi lên vỉa hè. Barie được thiết kế bằng cọc sắt đầu tròn, cao từ 50 – 100cm.

Vỉa hè 'nai nịt' chống xe máy leo trèo, người đi bộ lại chọn phương án khó ngờ
Vỉa hè 'nai nịt' chống xe máy leo trèo, người đi bộ lại chọn phương án khó ngờ
Đoạn rào chắn trên đường Giải Phóng (đoạn trước cửa Bệnh viện Bạch Mai)
Vỉa hè 'nai nịt' chống xe máy leo trèo, người đi bộ lại chọn phương án khó ngờ
Hàng rào trên đường Tôn Đức Thắng
Vỉa hè 'nai nịt' chống xe máy leo trèo, người đi bộ lại chọn phương án khó ngờ

Đến nay, các hàng rào này vẫn tồn tại, mặc dù một số đoạn đã bị xuống cấp, hư hỏng.

Đình Hiếu