Quốc gia nào ô nhiễm nhất ở châu Âu?
Đối ngoại - Ngày đăng : 22:41, 17/02/2022
Cụ thể, Eurostat ước tính rằng lượng phát thải lên tới 881 triệu tấn tương đương CO2, tăng 6% so với quý III/2020. Sự gia tăng lượng khí thải có liên quan đến sự hồi sinh hoạt động kinh doanh vào năm ngoái. Mỗi lĩnh vực điện và sản xuất chiếm gần 1/4 tổng lượng phát thải, trong khi các hộ gia đình và ngành nông nghiệp mỗi ngành chiếm 14%.
Tuy nhiên, Eurostat lưu ý rằng, so với quý III/2019, lượng khí thải giảm 10 triệu tấn. Bất chấp ảnh hưởng của sự phục hồi kinh tế, lượng phát thải vẫn có xu hướng giảm trong các mục tiêu của Liên minh châu Âu (EU).
Mặc dù, tình trạng ô nhiễm không khí đã được cải thiện trong 2 thập kỷ qua và mức độ ô nhiễm đã giảm do lệnh phong tỏa trong bối cảnh dịch Covid-19 vào năm ngoái. (Ảnh: Reuters) |
Theo đó, Bulgaria là quốc gia ô nhiễm nhất ở châu Âu, với lượng khí thải tăng 22,7% so với năm trước. Tiếp theo là Latvia và Hy Lạp lần lượt là 16,2% và 13,1%. Đồng thời, lượng khí thải ở Slovenia, Luxembourg và Hà Lan giảm so với quý III/2020.
Trước đó, vào tháng 12/2021, các nhà hoạch định chính sách của EU đã trình bày gói đề xuất thứ hai nhằm giảm phát thải khí nhà kính trong thập kỷ này và đặt mục tiêu đạt được mức độ trung tính carbon vào năm 2050. Để đạt được mục tiêu, Liên minh châu Âu cần giảm 55% lượng phát thải khí nhà kính ròng vào năm 2030, so với mức của năm 1990.
Không chỉ châu Âu tìm cách giảm lượng khí thải. Tổng thống Nga Vladimir Putin trước đó đã đặt mục tiêu đạt được mức phát thải khí nhà kính ròng bằng 0 ở nước này vào năm 2060. Theo đó, Chính phủ Nga nhận thấy cơ hội để giảm 79% lượng khí thải vào năm 2050.
Cơ quan Môi trường Châu Âu (EEA) cho biết, số ca tử vong tại châu Âu trong năm 2019 có thể giảm xuống 1/2 nếu các thành viên EU tuân thủ các hướng dẫn từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về duy trì môi trường, chất lượng không khí sạch. Trong năm 2018, châu Âu đã xác nhận 346.000 trường hợp tử vong do ô nhiễm bụi mịn đường kính dưới 2,5 micromet (PM2.5).
EEA cho hay, ô nhiễm không khí đang là mối đe dọa lớn nhất đối với sức khỏe người dân châu Âu. Hầu hết số ca tử vong được ghi nhận do ô nhiễm không khí, dẫn đến các căn bệnh như tim, phổi, ung thư và đột quỵ. Ô nhiễm bụi mịn có thể gây hại cho sự phát triển của phổi, gây viêm nhiễm đường hô hấp, tăng khả năng mắc bệnh hen suyễn đối với trẻ em.
Mặc dù tình hình đang được cải thiện, EEA vẫn đưa ra cảnh báo rằng mức độ ô nhiễm tại các nước thuộc thành viên EU vẫn đang trên mức khuyến nghị. Theo thông tin từ WHO, ô nhiễm không khí gây ra 7 triệu ca tử vong trên toàn cầu, ngang với hút thuốc và suy dinh dưỡng.
Thanh Bình (lược dịch)