Chứng khoán trong nước tăng liên tiếp 4 phiên
Kinh doanh - Ngày đăng : 17:01, 10/02/2022
Lực cầu “bắt đáy” VIC giúp mã này thu hẹp đà giảm, cũng giảm tác động tiêu cực lên chỉ số. VIC đóng cửa chỉ còn giảm 2% xuống 84.000 đồng/cổ phiếu. VIC vẫn là mã ảnh hưởng tiêu cực nhất đến chỉ số, liên tiếp trong các phiên vừa qua. VIC, VHM kéo VN-Index giảm hơn 3 điểm.
Nhiều cổ phiếu lớn gây thêm áp lực cho thị trường, như VPB, HPG, VJC, SHB, NVL… Cùng với VJC, nhóm cổ phiếu hàng không chìm trong sắc đỏ: ACV, AST, NCS.
VN-Index kết phiên tăng 1,41 điểm (0,09%) lên 1.506,79 điểm. HNX-Index tăng 4,05 điểm (0,95%) lên 428,24 điểm. UPCoM-Index tăng 0,64 điểm (0,57%) lên 112,64 điểm.
Ở chiều ngược lại, nhóm dầu khí hồi phục mạnh sau phiên hôm qua bị “xả”. GAS dẫn dắt thị trường, đóng góp tích cực nhất cho VN-Index. POW tăng mạnh nhất rổ VN30 – 4,2%, PLX cũng lọt nhóm dẫn dắt thị trường. Đồng loạt cổ phiếu dầu khí tăng giá, thấp nhất từ 1,1%. Tại rổ VN30, còn có MSN, VCB, SAB, GVR, CTG, MBB tăng điểm, giúp cân bằng lại đà giảm của chỉ số.
Dù vậy, phiên hôm nay nhiều ngành diễn biến giao dịch không mấy tích cực, gồm các nhóm lớn như ngân hàng, chứng khoán, bất động sản. Hơn nửa số cổ phiếu ngân hàng đang niêm yết giảm giá, mức giảm chỉ trên dưới 1%. Ở nhóm chứng khoán, khoảng 20 cổ phiếu chìm trong sắc đỏ. Chỉ số chung ngành tài chính giảm 0,13%.
Còn nhóm bất động sản chứng kiến sự trở lại của các mã có yếu tố đầu cơ như L14, CEO, DIG, trong khi nhiều mã lớn như VIC, VHM, PDR, NVL, KDH đồng loạt giảm giá.
VN-Index giằng co quanh vùng kháng cự kỹ thuật 1,500-1,510 điểm. Khối ngoại quay lại bán ròng, thanh khoản sụt giảm.
VN-Index kết phiên tăng 1,41 điểm (0,09%) lên 1.506,79 điểm. HNX-Index tăng 4,05 điểm (0,95%) lên 428,24 điểm. UPCoM-Index tăng 0,64 điểm (0,57%) lên 112,64 điểm.
Thanh khoản sụt giảm trong bối cảnh nhà đầu tư thận trọng tránh mua đuổi tại giai đoạn hiện tại khi ngưỡng 1.500 – 1.510 điểm vẫn là kháng cự mạnh của thị trường. Những nhịp điều chỉnh về vùng 1.480 hoặc nếu VN-Index có thể phá vỡ vùng 1.500 – 1.510 điểm cùng với khối lượng giao dịch tăng mạnh thì điểm mua hợp lý sẽ mở ra cho các nhà đầu tư.
Giá trị khớp lệnh trên HoSE giảm khoảng 15%, xuống 20.115 tỷ đồng. Khối ngoại bán ròng hơn 700 tỷ đồng, xả mạnh VIC (453 tỷ đồng), HPG (145 tỷ đồng), NVL (85 tỷ đồng), KBC, DXG, SSI...