Tin chứng khoán 7/2: Điểm tên cổ phiếu tăng nóng trên 200%
Kinh doanh - Ngày đăng : 10:11, 07/02/2022
CTCP đầu tư và phát triển công nghệ Văn Lang thành lập năm 2007, có vốn điều lệ hơn 10 tỷ đồng. Hoạt động chính của công ty là xuất bản phần mềm, lập tình máy tính, buôn bán máy tính, thiết bị ngoại vi và phần mềm, giáo dục.
Báo cáo tài chính quý 4/2021 của VLA, doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 12,416 tỷ đồng. Luỹ kế từ đầu năm đến cuối quý 4/2021, doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt 14,454 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp quý 4/2021 đạt 9,210 tỷ đồng.
Cổ phiếu tăng giá mạnh nhất thị trường là VLA với 212,6% |
Tính tới 31/12/2021, công ty đang có khoản đầu tư vào chứng khoán và gửi tiền ngân hàng. Chứng khoán kinh doanh vào CTCP tập đoàn CEO là hơn 6,8 tỷ đồng và TCTCP đầu tư phát triển xây dựng trên 4,9 tỷ đồng. Số tiền gửi ngân hàng theo kỳ hạn là 6 tỷ đồng.
Chốt phiên giao dịch 28/1, giá trị của VLA trên thị trường chứng khoán là 89.100 đồng. Cổ phiếu tăng giá mạnh nhất thị trường là VLA với 212,6%. Tuy nhiên, khối lượng khớp lệnh trung bình của cổ phiếu VLA trong tháng 1/2022 chỉ vỏn vẹn hơn 5.100 đơn vị/phiên.
Khoản đầu tư ngắn hạn của VLA |
Một cổ phiếu khác có mức tăng mạnh trong 1 tuần là BSH của CTCP Bia Sài Gòn – Hà Nội. Kết phiên 28/1, BSH tăng 15% lên mức giá 46.000 đồng/cổ phiếu. Trong vòng 1 tuần, BSH. đã tăng gấp đôi sau 3 phiên tăng trần trước đó. Mặc dù vậy, thanh khoản trung bình khoảng 300 – 500 cổ phiếu khớp lệnh mỗi phiên.
Tăng mạnh trong thời gian qua phải kể tới L14 của Licogi 14. Đầu 2021, L14 đang giao dịch quanh quanh vùng 53 đến 54.000 đồng/cổ phiếu. Sau khi vượt ngưỡng 100.000 đồng/cổ phiếu, L14 tăng mạnh lên mức 200.000 đồng/cổ phiếu chỉ trong hơn nửa tháng. Tiếp đà tăng giá đến 1/2022, L14 vượt mức 300.000 đồng/cổ phiếu.
L14 đã trở thành cổ phiếu có giá cao nhất khi đạt 435.600 đồng/cổ phiếu. Chốt phiên giao dịch cuối cùng trước khi nghỉ Tết nguyên đán 2022 ở mức L14 đang ở mức 380.000 đồng/cổ phiếu.
Chờ đợi bứt phá
Thị trường đã có một năm giao dịch Tân Sửu 2021 thành công với mức tăng 32,65% trên VN-Index. Đi kèm với đó là thanh khoản tăng mạnh trong năm qua khi các nhà đầu tư cá nhân liên tiếp mở mới tài khoản giao dịch chứng khoán.
Thanh khoản thị trường ở những phiên cuối năm vẫn rất tích cực hứa hẹn thị trường sau kỳ nghỉ lễ có thể phá kỷ lục tháng 11/2021 và đã có sự đổi trụ thành công với sự dẫn dắt của nhóm cổ phiếu ngân hàng.
Kỳ nghỉ tết âm lịch kéo dài một tuần nên phiên mở cửa trong năm mới Nhâm Dần sẽ có ảnh hưởng rất lớn từ diễn biến thị trường thế giới trong suốt một tuần trước đó.
VN-Index đứng ở mức 1.478,96 điểm |
Kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của tháng 1, VN-Index đứng ở mức 1.478,96 điểm, tương ứng giảm 1,3% so với cuối năm 2021. HNX-Index giảm đến 12,1% xuống 416,73 điểm. UPCoM-Index giảm 2,7% xuống 109,69 điểm.
MBS nhận định, thị trường có nhiều kỳ vọng sẽ tích cực sau kỳ nghỉ lễ dài ngày. Theo đó, 2 điểm nhà đầu tư nên chú ý: Thanh khoản thị trường ở những phiên cuối năm vẫn rất tích cực hứa hẹn thị trường sau kỳ nghỉ lễ có thể phá kỷ lục tháng 11/2021 và đã có sự đổi trụ thành công với sự dẫn dắt của nhóm cổ phiếu ngân hàng.
Bên cạnh đó, việc nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ đang trong xu hướng giảm cũng hỗ trợ dòng tiền tiếp tục dịch chuyển sang nhóm bluechips.
Theo MBS. thị trường sau kỳ nghỉ lễ kéo dài sẽ rất tích cực với mục tiêu quay lại mức đỉnh cũ 1.530 điểm.
Còn BSC cho rằng, VN-Index có thể sẽ tích lũy quanh vùng 1.468-1.478 điểm, và mục tiêu đầu tiên trong năm Nhâm Dần của chỉ số này có lẽ là test thành công đường MA50.
Duy Anh