Phiên chợ Âm Dương: sinh hoạt văn hóa đậm màu sắc tín ngưỡng dân gian của Kinh Bắc

Dòng chảy - Ngày đăng : 07:48, 05/02/2022

Phiên chợ Âm Dương mở cửa đêm mùng 4, rạng sáng ngày mùng 5 tháng Giêng tại khu phố Xuân Ổ A, phường Võ Cường, TP Bắc Ninh là hình thức sinh hoạt văn hóa mang đậm màu sắc tín ngưỡng dân gian đặc trưng của Kinh Bắc. Sau hàng nghìn năm chỉ tồn tại trong câu chuyện kể của các thế hệ cha ông, từ năm Nhâm Dần 2022, phiên chợ đặc biệt và ý nghĩa này đã được phục dựng lại.
Phiên chợ Âm Dương: sinh hoạt văn hóa đậm màu sắc tín ngưỡng dân gian của Kinh Bắc
Phiên chợ Âm Dương dành cho người chết và người sống. Nơi người mua không mặc cả, người bán không phát giá.

Huyền thoại chợ Âm Dương

Theo tài liệu còn lưu giữ lại, năm Nhâm Dần (năm 43) sau Công nguyên, nhà Hán lệnh cho Mã Viện đem quân sang đánh Hai Bà Trưng. Quân giặc đánh đến trấn Vũ Ninh, huyện Tiên Du (tỉnh Bắc Ninh) đã gặp quân của Hai Bà Trưng và xảy ra trận kịch chiến, nhiều quân lính đã hy sinh. Sau trận chiến, thân nhân của những người lính đó đã về tìm kiếm người thân vào dịp sau Tết Nguyên đán.

Họ đến bãi chiến trường để thắp hương và đốt vàng mã cho người thân. Dần dần, người dân quan niệm, cửa âm phủ một năm chỉ mở một lần vào đêm mùng 4, rạng ngày mùng 5 tháng Giêng âm lịch cho người dưới âm lên gặp người thân của mình trên trần gian. Từ đó, sinh ra chợ Âm Dương.

Chợ họp ở địa phận làng Ó, xã Võ Cường, Bắc Ninh (nay là khu Xuân Ổ, phường Võ Cường, thành phố Bắc Ninh ) chính là khu vực bãi đất trước là chiến trường trước đây. Theo quan niệm của người dân trong vùng, chợ họp là cơ hội để cho người chết và người sống được gặp nhau.

Phiên chợ dành cho hai cõi âm dương: Nét đẹp trong tín ngưỡng văn hoá người Việt
Phiên chợ Âm Dương diễn ra vào đêm mùng 4 rạng ngày mùng 5 tháng Giêng tại địa phận làng Ó (nay là làng Xuân Ổ, phường Võ Cường, TP Bắc Ninh).

Chợ không phải là nơi mua may bán rủi như nhiều chợ nơi khác. Trong chợ người mua không ai mặc cả, người bán không đếm lại tiền người mua trả. Trong bóng đêm chỉ thấy bóng người đi lại. Người ta hầu như không quan tâm nhiều đến việc "mua may bán rủi" như ở một số chợ khác. Chợ họp là dịp để người cõi trần gặp người cõi âm.

Ở đầu chợ, người ta đặt một chậu nước để thử tiền âm hay tiền dương. Nếu đồng tiền đó nổi lên thì là tiền người âm còn chìm xuống là tiền của người dương. Sáng hôm sau, có người xem trong túi đựng tiền của mình chỉ toàn là vỏ hến, lá dong... thậm chí có cả mẩu yếm sồi.

Chợ tan khi còn đêm. Sau khi tan chợ, những người đi chợ lại mời nhau uống nước ăn trầu và hát quan họ. Những ai đi chợ đều vui vẻ, thoải mái, họ quan niệm rằng đó là dịp làm phúc, làm điều thiện với người đã chết. Cuộc sống tâm linh của họ sẽ thanh thản hơn.

Chị Nguyễn Thị Thư (Xuân Ổ, phường Võ Cường, TP Bắc Ninh) cho biết: “chợ họp bắt đầu từ 0h ngày 5 tháng Giêng, đó là giờ mà người âm bắt đầu mới đi chợ. Phiên chợ này, người bán không đưa giá còn người mua không mặc cả, cứ để tiền tùy tâm, thậm chí là vàng mã hay vỏ hến để mua đồ vàng mã hay lễ”.

Khôi phục lại sau hàng nghìn năm thất truyền.

Phiên chợ mang ý nghĩa tâm linh đặc biệt nhưng không còn được duy trì trong hàng nghìn năm. Ký ức về phiên chợ này chỉ còn tồn tại trong tâm trí của những người dân nơi đây.

Bà Vũ Thị Bảy (68 tuổi, làng Xuân Ổ, phường Võ Cường, TP Bắc Ninh) chia sẻ: “phiên chợ này chỉ được truyền ngôn theo lời kể của cha ông hàng bao thế hệ nay. Chúng tôi chỉ biết được phiên chợ qua lời kể của các cụ".

Từ năm Nhâm Dần 2022, phiên chợ đặc biệt và ý nghĩa này đã được phục dựng lại. Có mặt tại phiên chợ Âm Dương lúc 0h sáng ngày mùng 5 tháng Giêng năm Nhâm Dần 2022, không khí phiên chợ tĩnh mịch lạ thường. Phiên chợ dựa trên quan niệm dân gian cho rằng người dương đi chợ với người âm, cùng mua may bán rủi, những người đi chợ không dám nói cười ồn ào, vì sợ linh hồn hoảng sợ, họ cũng không dám thắp đèn vì sợ gà sẽ cất tiếng gáy, làm linh hồn tan tác…

Phiên chợ dành cho hai cõi âm dương: Nét đẹp trong tín ngưỡng văn hoá người Việt
Phiên chợ Âm Dương mang ý nghĩa tâm linh, cầu siêu cho linh hồn những người lính đã ngã xuống.

Anh Nguyễn Văn Phong (Yên Phong, Bắc Ninh) cho biết, đã từng được nghe kể về phiên chợ Âm Dương nhưng đây là lần đầu tiên được trực tiếp trải nghiệm. "Đến đây, tôi đã mua một ít vàng mã để đốt và cũng được tìm hiểu thêm về lịch sử từ chính những người bán hàng tại phiên chợ”, anh Phong nói.

Tại hội thảo khoa học “Phiên chợ Âm Dương – giá trị lịch sử và văn hóa” tổ chức vào tháng 11/2021 vừa qua, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Thị An, Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết: phiên chợ Âm Dương của làng Xuân Ổ không phải là một hiện tượng cá biệt mà là một hiện tượng văn hóa tương đối phổ biến ở làng xã Việt Nam mang ý nghĩa văn hóa phong tục, thể hiện ký ức lịch sử, đời sống tâm linh của người dân được tích lũy qua hàng nghìn năm. Phiên chợ thể hiện tình cảm tri ân với các bậc tiền nhân trong trong công cuộc giữ nước, thể hiện tâm lý cầu may, cầu mùa vào thời khắc năm mới, khát khao giao hòa tình cảm với cộng đồng trong hiện tại, quá khứ.

Phiên chợ dành cho hai cõi âm dương: Nét đẹp trong tín ngưỡng văn hoá người Việt
Chợ bắt đầu họp vào lúc "lên đèn" trên một bãi đất trống, cạnh một ngôi miếu có tiếng linh thiêng trong vùng.
Phiên chợ dành cho hai cõi âm dương: Nét đẹp trong tín ngưỡng văn hoá người Việt
Nhiều người đi chợ thường mang theo một con gà đen được chăm sóc cẩn thận trước đó để làm vật tế thần. Tuy không có lều quán nhưng trong chợ cũng có nhiều hàng mã, hương, nến, cau, trầu...
Phiên chợ dành cho hai cõi âm dương: Nét đẹp trong tín ngưỡng văn hoá người Việt
Chợ không phải là nơi mua may bán rủi như nhiều chợ nơi khác. Người mua người bán tuyệt nhiên không nói với nhau câu nào.
Phiên chợ dành cho hai cõi âm dương: Nét đẹp trong tín ngưỡng văn hoá người Việt
Nhiều người tới để trải nghiệm một phiên chợ đặc biệt vốn chỉ tồn tại trong tâm trí.
Phiên chợ dành cho hai cõi âm dương: Nét đẹp trong tín ngưỡng văn hoá người Việt
Nhiều người tới cũng để mua may bán rủi, cầu siêu cho linh hồn các tướng lĩnh ngã xuống trên chiến trường xưa.
Phiên chợ dành cho hai cõi âm dương: Nét đẹp trong tín ngưỡng văn hoá người Việt
Tại chợ Âm Dương, người mua, kẻ bán không mặc cả, không đếm tiền. Họ cũng không tỏ vẻ bực tức, khó chịu nếu nhận phải “tiền ma” mà coi đó là chuyện làm điều phúc, điều thiện.
Phiên chợ dành cho hai cõi âm dương: Nét đẹp trong tín ngưỡng văn hoá người Việt
Bên cạnh ý nghĩa “mua may bán rủi”, phiên chợ Âm Dương còn mang ý nghĩa tâm linh, đại diện cho tín ngưỡng dân gian của vùng Kinh Bắc xưa.
Phiên chợ dành cho hai cõi âm dương: Nét đẹp trong tín ngưỡng văn hoá người Việt
Phiên chợ sẽ hoạt động từ nửa đêm cho tới rạng sáng.
Phiên chợ dành cho hai cõi âm dương: Nét đẹp trong tín ngưỡng văn hoá người Việt
Sau khi tan chợ, những người đi chợ lại mời nhau uống nước ăn trầu và hát quan họ. Phiên chợ đã được phục dựng lại sau hàng nghìn năm tồn tại trong ký ức của người dân.

Hải Triều