Không khí đón Tết Nguyên đán 2022 ở một số nước châu Á
Đối ngoại - Ngày đăng : 10:11, 01/02/2022
Tại nhiều quốc gia châu Á như Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan..., hoạt động đón Tết Nguyên đán diễn ra trong bầu không khí háo hức.
Tết Nguyên đán (Tết Âm lịch) là một trong những nét văn hóa truyền thống lâu đời của người dân nhiều nước châu Á.
Các quốc gia đón Tết Nguyên đán trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn chưa kết thúc. Đến nay biến thể Omicron đã xuất hiện tại gần như tất cả các nước có hoạt động đón Tết Nguyên đán, từ Trung Quốc cho tới Hàn Quốc và nhiều nước Đông Nam Á.
Tết Nguyên đán được xem là một trong những ngày lễ quan trọng nhất trong năm ở Trung Quốc. Đây là kỳ nghỉ lễ dài nhất tại nước này. Bắt đầu từ ngày 8/12 âm lịch, dân Trung Quốc trên khắp thế giới đổ về quê ăn Tết cùng gia đình. Thời gian nghỉ lễ thường kéo dài đến hết ngày 15/1 âm lịch.
Trong khi đó, Tết Nguyên đán ở Hàn Quốc còn được gọi là Seollal. Cũng giống như ở Việt Nam, Tết Seollal bắt đầu từ ngày 1/1 âm lịch và thường kéo dài trong 3 ngày.
Tại Mông Cổ, Tết Nguyên đán hay còn gọi là Ngày Tsagaan Sar, là một trong hai dịp lễ lớn nhất tại quốc gia này. Đây không chỉ là ngày lễ báo hiệu kết thúc mùa đông dài và lạnh lẽo, đón chào một mùa xuân mới, mà nó còn là thời điểm để gia đình sum vầy, củng cố mối quan hệ.
Tại Singapore, người dân địa phương thường tổ chức lễ hội mùa xuân với 3 sự kiện nổi bật là Lễ hội Hoa đăng, Lễ hội Singapore River Hongbao, Lễ hội đường phố Chingay, cùng nhiều hoạt động khác. Các lễ hội này kéo dài từ ngày 1/1 âm lịch đến 15/1 âm lịch.
Cũng tại Triều Tiên, Tết Nguyên đán còn được gọi là Seol. Vào ngày đầu năm mới, người dân Triều Tiên thường đến nhà họ hàng, thầy cô, bạn bè, đến đặt hoa ở tượng đài cố Chủ tịch Kim Nhật Thành và chụp ảnh ở đó.
Theo ước tính, có khoảng gần 2 tỷ người trên thế giới đón Tết Nguyên đán. Nhiều người trong số họ là người gốc Hoa sinh sống tại các quốc gia khác nhau.
Ngoài những nước kể tên, một số quốc gia như Bhutan, Thái Lan, Ấn Độ, Malaysia, Campuchia... cũng đón Tết Nguyên đán giống Việt Nam.
Dưới đây là một số hình ảnh không khí đón Tết Nguyên đán của một số nước châu Á:
|
Người phụ nữ chụp ảnh tự sướng với đồ trang trí Tết Nguyên đán tại Malaysia. |
|
Người dân đi lễ chùa đón Tết Nguyên đán ở thành phố Tân Đài Bắc, Đài Loan. |
|
Khu vực trang trí đèn lồng được lắp đặt bên trong một trung tâm mua sắm ở Jakarta, Indonesia. |
|
Người dân đeo khẩu trang đi ngang qua khu trang trí đèn lồng vào đêm giao thừa tại khu phố ở Yokohama, tỉnh Kanagawa, Nhật Bản. |
|
Khách hàng chụp ảnh tự sướng trước một cửa hàng trang trí vào đêm giao thừa Tết Nguyên đán, ở Hong Kong, Trung Quốc. |
|
Một đứa trẻ trong trang phục hổ đi dạo với đèn lồng ở Thượng Hải, Trung Quốc. |
|
Người dân đi bộ trên cây cầu tại Thủy cung ở Jakarta, Indonesia. |
|
Các thợ lặn biểu diễn rồng dưới nước tại Thủy cung ở Jakarta, Indonesia. |
|
Những khách hàng đeo khẩu trang đi mua sắm để trang trí vào đêm Giao thừa, ở Hong Kong, Trung Quốc. |
|
Người dân tại đền Man Mo ở Hong Kong, Trung Quốc. |
|
Một bé gái tạo dáng chụp ảnh trước một tác phẩm sắp đặt có hình con hổ ở Trung Quốc. |
|
Người dân đến dâng hương vào đêm giao thừa, tại chùa Man Mo ở Hong Kong, Trung Quốc. |
|
Không khí đón Thế vận hội mùa Đông Bắc Kinh 2022 và Tết Nguyên đán ở Bắc Kinh, Trung Quốc. |
|
Người dân xin chữ để ăn mừng Năm mới Âm lịch ở Đài Bắc, Đài Loan. |
|
Dâng hương vào đêm giao thừa, tại chùa Man Mo ở Hong Kong, Trung Quốc. |
|
Những bức tượng hổ trang trí được bày bán bên trong một gian hàng ở chợ trung tâm mua sắm ở Jakarta, Indonesia. |
|
Khung cảnh trang trí đón Tết Nguyên đán tại một ngôi chùa ở Jenjarom, Malaysia. |
Thanh Bình (lược dịch)