Bảo dưỡng phanh ô tô đúng cách để yên tâm đi Tết
Soi xe - Ngày đăng : 10:00, 30/01/2022
Khi nào nên bảo dưỡng phanh?
Rất khó để có một “công thức” chung xác định chính xác khi nào cần kiểm tra, bảo dưỡng phanh vì nó phụ thuộc vào điều kiện đường sá mà xe thường di chuyển, thói quen của lái xe cũng như loại phụ tùng mà chủ xe sử dụng trước đó.
Các chuyên gia về ô tô khuyên chúng ta hãy kiểm tra và thay má phanh sau khoảng 30.000 km di chuyển, hoặc sau 2 năm hoạt động của xe. Thời gian này này có thể ngắn hơn nếu ô tô thường xuyên đi tại khu vực đông dân cư hay phải sử dụng phanh.
Ngoài việc kiểm tra định kỳ thì bất cứ lúc nào trong quá trình lái xe xuất hiện một số hiện tượng sau, bạn cũng nên đưa xe đi kiểm tra phanh.
- Nếu đạp lên chân phanh không thấy chắc, hoặc bàn đạp gần như chạm sàn mới “ăn” thì đó là những dấu hiệu phải kiểm tra. Nguyên nhân có thể là thiếu dầu phanh hoặc má phanh quá mòn, cần thay thế.
- Nếu đạp phanh thấy rung xe hoặc rung tay lái là dấu hiệu cần phải thay đĩa phanh hoặc đĩa phanh đã quá mòn cần phải tráng lại mặt.
- Khi phanh xe xuất hiện tiếng rít ken két, hoặc âm thanh kim loại chà vào nhau cho biết lớp bố phanh xe đã mòn. Nếu không để ý sửa chữa kịp thời sẽ dẫn tới nhiều nguy hại trầm trọng khác.
- Khi không nhấn phanh nhưng tại bộ phận phanh vẫn phát ra tiếng kêu; xe bị ghì phanh và nặng hơn là bị bó phanh.
Khi xuất hiện các hiện tượng trên có nghĩa là chiếc xe của bạn đang gặp vấn đề về phanh, hãy đưa xe đến các gara hoặc trung tâm bảo dưỡng càng sớm càng tốt để đảm bảo an toàn.
Quy trình bảo dưỡng phanh ô tô
Đối với quá trình bảo dưỡng phanh ô tô có thể tiến hành trong vài giờ đồng hồ. Tuy nhiên, chúng lại đảm bảo được tính an toàn cho bạn mỗi khi tham gia giao thông.
Bước 1: Tháo ốc phía sau bộ giá phanh
Hãy sử dụng cờ lê chuyên dụng để thực hiện công việc tháo ốc phía sau bộ giá phanh. Nếu xe có hệ thống cảm biến độ mòn, rút chốt cắm ra. Sau đó bạn nhấc lên bộ giá đỡ ra khỏi đĩa phanh rồi mới tiến hành tháo đến các má phanh.
Bước 2: Rút suốt trượt bên ngoài đĩa phanh
Sau khi đã tháo rời tất cả các bộ phận suốt trượt bên ngoài đĩa phanh rồi. Hãy giữ chúng vào một chiếc hộp hoặc để ở một vị trí sạch sẽ nào đó.
Bước 3: Sử dụng dung dịch vệ sinh phanh ô tô
Ở bước này bạn sử dụng các loại dung dung dịch vệ sinh phanh chuyên dụng để vệ sinh chiếc cùm đỡ má phanh, giá đỡ phanh. Thực hiện vệ sinh các chi tiết bằng nhựa, cao su nhẹ nhàng. Lau chùi sạch sẽ bụi bẩn, gỉ sắt trong khe rãnh, ngóc ngách của bộ giá đỡ.
Bước 4: Bôi mỡ lên phanh ô tô
Sau khi suốt trượt hãy tiến hành bôi mỡ vào bộ phận này. Sử dụng cá mỡ bò chuyên dụng để bảo vệ má phanh, loại bỏ tiếng rít, tăng độ cứng, tuổi thọ cho má phanh được lâu. Đưa phần chốt vào lỗ thực hiện kiểm tra độ trơn trượt xem đã đạt yêu cầu chưa.
Bước 5: Hoàn thành công việc bảo dưỡng
Tiến hành lắp ráp các chi tiết vào nguyên vị trí ban đầu lần lượt sẽ là bộ cùm phanh, má phanh, bộ giá phanh, siết chặt con ốc rồi cắm đường dây hệ thống cảm biến vào.
Bước 6: Lắp bánh xe lại
Lắp bánh xe, vặn lại đủ và chặt các con ốc đã tháo ra trước đây. Hạ kính để cho bánh xe được chạm xuống đất. Siết chặt lại các ốc bánh xe.