Tonga: Số phận của hơn 100 người vẫn chưa rõ sau thảm họa núi lửa, sóng thần

Đối ngoại - Ngày đăng : 12:00, 18/01/2022

New Zealand đưa tin, tại quốc đảo Tonga, nơi núi lửa Hunga-Tonga-Hunga-Ha'apai phun trào hôm 14/1 và gây ra sóng thần, khiến 2 người mất tích, số phận của 105 cư dân địa phương khác vẫn chưa rõ.

Tonga là một quần đảo độc lập ở phía nam Thái Bình Dương, nằm cách New Zealand khoảng 2.000 km.

Ngọn núi lửa Hunga Tonga-Hunga Ha'apai, cách đảo Fonuafo'ou của Tonga khoảng 30 km, phun trào lần đầu vào ngày 14/1 và lần tiếp theo vào 15/1. Theo Cơ quan Địa chất Mỹ, đợt phun trào này tương đương trận động đất có độ lớn 5,8 độ Richter.

Theo TASS, sau trận sóng thần, thủ phủ của Tonga đảo Nuku'alofa cũng như một phần của các khu nghỉ dưỡng và khu định cư ở phía tây của hòn đảo đã bị hư hại nặng. Trên đảo Hihifo, nằm cách thủ đô của đất nước 21 km về phía Tây toàn bộ đường bờ biển đã bị phá hủy hoàn toàn, bao gồm cả các tòa nhà dân cư ở một trong những ngôi làng.

Đèn báo hiệu khẩn cấp đã hoạt động ở khu vực hai hòn đảo nhỏ có người sinh sống nằm ở trung tâm của quần đảo. Số phận của cư dân địa phương với 105 người vẫn chưa được xác định.

Theo ghi nhận, hầu hết các hòn đảo của quần đảo đều bị bao phủ bởi tro bụi. Liên lạc của quốc đảo Tonga với thế giới bên ngoài bị hạn chế nghiêm trọng do cáp ngầm bị hư hỏng.

Theo Giáo sư Shane Cronin, nhà nghiên cứu về núi lửa tại Đại học Auckland, ngọn núi lửa phun trào lần cuối vào năm 2014, hoạt động trong khoảng một tháng trước khi magma 1.000 độ C gặp nước biển 20 độ, gây ra một vụ nổ tức thời và mạnh mẽ.

“Có thể đây là vụ phun trào lớn nhất kể từ vụ phun trào của núi lửa Pinatubo ở Philippines vào năm 1991”, nhà khoa học cho biết.

Ông Cronin cho rằng, đợt phun trào hiện tại của núi lửa Hunga Tonga-Hunga Ha’apai có thể kéo dài hàng tuần hoặc hàng tháng.

Giáo sư Cronin, mô tả cảnh tượng trên mặt đất trông như ngày tận thế sau vụ phun trào của núi lửa ngầm ở Tonga.

Sydney Morning Herald cho biết, lúc đó vụ phun trào của núi lửa đã giải phóng năng lượng tương đương 1.000 quả bom nguyên tử ném xuống thành phố Hiroshima của Nhật Bản trong Thế chiến 2 vào năm 1945.

Theo các chuyên gia, sóng thần do núi lửa phun trào gây ra là một quá trình phức tạp hơn khi nó đi kèm các vụ nổ ngầm, giải phóng một lượng khí lớn, dòng chảy dung nham và lở đất. Họ lo ngại rằng sẽ có thêm các đợt phun trào khác hoặc dư chấn khác trong thời gian tới tuy cường độ có thể nhẹ hơn so với đợt phun trào cuối tuần qua.

Nerilie Abram, chuyên gia về môi trường của Australia, lo ngại vụ phun trào núi lửa Tonga-Hunga Ha'apai có thể gây ảnh hưởng lớn đến khí hậu trong nhiều năm tới.

Trong khi đó, theo nhà chức trách Peru, nước này đang đóng cửa các cảng và đình chỉ hoạt động đánh bắt bằng thuyền nhỏ do ảnh hưởng của vụ phun trào núi lửa ngoài khơi quần đảo Tonga.

“80 cảng ven biển trên khắp đất nước bị đóng cửa do sóng biển bất thường gây ra bởi hoạt động của ngọn núi lửa ở Tonga”, nhà chức trách Peru thông báo.

Một số hình ảnh vụ phun trào núi lửa "như bom nguyên tử" ở Tonga:

Tonga: Số phận của hơn 100 người vẫn chưa rõ sau thảm họa núi lửa, sóng thần
Tonga: Số phận của hơn 100 người vẫn chưa rõ sau thảm họa núi lửa, sóng thần
Tonga: Số phận của hơn 100 người vẫn chưa rõ sau thảm họa núi lửa, sóng thần
Tonga: Số phận của hơn 100 người vẫn chưa rõ sau thảm họa núi lửa, sóng thần
Tonga: Số phận của hơn 100 người vẫn chưa rõ sau thảm họa núi lửa, sóng thần
Tonga: Số phận của hơn 100 người vẫn chưa rõ sau thảm họa núi lửa, sóng thần
Tonga: Số phận của hơn 100 người vẫn chưa rõ sau thảm họa núi lửa, sóng thần
Tonga: Số phận của hơn 100 người vẫn chưa rõ sau thảm họa núi lửa, sóng thần
Tonga: Số phận của hơn 100 người vẫn chưa rõ sau thảm họa núi lửa, sóng thần
Tonga: Số phận của hơn 100 người vẫn chưa rõ sau thảm họa núi lửa, sóng thần
Tonga: Số phận của hơn 100 người vẫn chưa rõ sau thảm họa núi lửa, sóng thần

Thanh Bình (lược dịch)