Khoảnh khắc ngọn núi lửa phun trào mạnh mẽ dưới Thái Bình Dương nhìn rõ từ trên cao
Đối ngoại - Ngày đăng : 10:39, 16/01/2022
Khoảnh khắc ngọn núi lửa phun trào mạnh mẽ dưới Thái Bình Dương nhìn rõ từ trên cao |
Hunga Tonga-Hunga Haʻapai là một ngọn núi lửa cách Đảo Falcon về phía đông nam khoảng 30 km, là một phần của quốc gia Tonga.
Núi lửa này là một phần của cung núi lửa Tonga- Kermadec đang hoạt động rất mạnh, một khu vực hút chìm kéo dài từ New Zealand về phía đông bắc đến Fiji. Núi lửa nằm khoảng 100 km phía trên một vùng địa chấn rất tích cực.
Cảnh quay kinh hoàng từ vệ tinh cho thấy khoảnh khắc núi lửa Hunga Tonga Hunga Ha'apai dưới nước phun trào, với sức mạnh khủng khiếp, mạnh hơn khoảng bảy lần so với lần cuối cùng ngọn núi lửa này phun trào. Đợt phun trào đã gây ra tiếng nổ lớn có thể nghe rõ ở nơi cách đó 800 km.
Cột khói bụi bắn lên nhìn rõ từ trên cao |
Vệ tinh quay quanh Trái đất đã chụp được hình ảnh về vụ phun trào dưới biển cực mạnh từ không gian. Những chùm tia bắn từ Hunga Tonga-Hunga Haʻapai phun trào cao đến 20 km.
Trước đó, các tàu thăm dò quỹ đạo đã ghi lại hình ảnh về vụ Hunga Tonga-Hunga Haʻapai vào tháng 12/2021. Những sự kiện này mạnh gấp bảy lần vụ phun trào vào tháng 12.
Cho đến nay đã gây ra một làn sóng thủy triều ở thủ đô Nuku'alofa của Tonga và cảnh báo sóng thần cho tất cả các hòn đảo ở Tonga, ngoài ra còn có các mối đe dọa có thể xảy ra của mưa axit.
Trong hình ảnh này từ vệ tinh GOES West của Cục Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ NOAA cho thấy chùm tro bụi và sóng trọng lực gợn sóng ra bên ngoài từ vụ phun trào. Vụ phun trào đã kéo dài với bán kính hơn 260 km.
Vệ tinh Himawari-8, do Cơ quan Khí tượng Nhật Bản vận hành, cũng chụp được vụ phun trào từ không gian, như bạn có thể thấy ở trên.
Vào cuối năm 2014 và đầu năm 2015, một loạt vụ phun trào trong khu vực đã tạo ra một hòn đảo nhỏ mới và làm gián đoạn việc đi lại hàng không quốc tế đến quần đảo Thái Bình Dương trong vài ngày.
Hoàng Dung (lược dịch)