Cậu bé 6 tuổi đau nhức và nghe tiếng động lạ trong tai, đi nội soi bác sĩ hốt hoảng khi thấy con vật đang ''làm tổ'' bên trong
Tin Y tế - Ngày đăng : 17:57, 10/01/2022
Theo lời mẹ của Mohammed, cách đây hơn 1 tuần, cậu bé dậy sớm và đột nhiên cảm thấy đau trong tai. Đến lúc ăn bữa sáng, bà hỏi lại thì cậu nói rằng đã hết đau nên bà cũng vội vã đi làm mà bỏ qua.
Vài hôm sau đó, trong lúc bà đang nấu ăn thì Mohammed 1 lần nữa nói rằng buổi sáng thức dậy cậu bị ù và ngứa tai. Cho rằng con trai lâu ngày không ngoáy tai nên ráy tai cứng lại, bà chỉ nhắc nhở cậu nên vệ sinh tai thường xuyên hơn.
Cho đến 2 ngày sau, trong khi bà đang làm việc ở công ty thì Mohammed nhắn tin báo rằng tai của cậu bé đau dữ dội. Cậu kể rằng nghe thấy tiếng động lạ trong tai, sau khi dùng bông ngoáy tai thì lại càng đau đớn hơn.
Để mô tả rõ tình trạng của mình, Mohammed còn tự chụp ảnh tai phải bằng điện thoại rồi gửi cho mẹ. Sau khi xem ảnh, bà vội vã xin nghỉ làm và về nhà đưa cậu đến bệnh viện ngay lập tức.
Bác sĩ tai mũi họng cũng hoảng hốt khi thấy lỗ tai của cậu bé bị bịt kín bởi thứ gì đó giống như phân động vật. Sau khi nội soi cho thấy bên trong ống tai có 1 con bọ chét lớn đang sinh sống. Nó làm tổ và thải rất nhiều phân khiến lỗ tai của Mohammed bị viêm nhiễm, thậm chí phân còn tràn cả ra ngoài vành tai.
Mohammed đã phải trải qua 1 cuộc phẫu thuật để gắp được con bọ ra ngoài, khử trùng ống tai mà không làm tổn thương cấu trúc tai còn quá non nớt. May mắn là mọi chuyện đều tốt đẹp, hiện tại tai cậu bé đã hoàn toàn bình phục, thính lực không bị ảnh hưởng gì.
Bác sĩ hướng dẫn 7 bước làm sạch tai tại nhà
Điều tra bệnh sử cho thấy Mohammed bị bọ chét từ thú cưng xâm nhập khi ngủ. Hóa ra, gần đây chú mèo nuôi lâu năm của nhà cậu đã chết, thấy Mohammed rất buồn nên người hàng xóm đã cho cậu mượn mèo của mình. Trong mấy ngày đó, cậu bé lúc nào cũng ôm ấp và còn ngủ cùng nó trên giường mỗi đêm nên bị bọ chét chui vào tai.
Nếu bạn bị đau tai hoặc giảm thính lực, phần lớn là do ráy tai bị tắc nghiêm trọng hoặc có dị vật, bị viêm nhiễm. Lúc này bạn nên đi khám càng sớm càng tốt thay vì tự xử lý tại nhà. Còn nếu muốn tự làm sạch, bạn nên tham khảo ý kiến của nhân viên y tế và thực hiện theo 7 bước sau:
- Vệ sinh tay thật sạch sẽ, lau phía ngoài tai bằng bông gòn sạch.
- Nắm lọ dung dịch làm sạch trong lòng bàn tay vài phút, sao cho nhiệt độ của nó gần bằng với nhiệt độ cơ thể.
- Nằm nghiêng trên giường hoặc ghế sofa, tai cần làm sạch hướng lên trên.
- Nhẹ nhàng dùng 1 tay kéo tai lên và ngả vành tai ra sau để ống tai trong trạng thái thẳng.
- Nhỏ dung dịch làm mềm ráy tai vào ống tai theo liều lượng được chỉ dẫn.
- Massage nhẹ nhàng quanh tai, vùng má, thái dương mà không cho ngón tay vào trong tai.
- Chờ khoảng 2 phút trong trạng thái nằm nghỉ ngơi sau đó lót ngoài tai bằng khăn sạch hoặc bông gòn và từ từ đứng dậy. Cũng có thể dùng tăm bông để làm sạch, nhưng nhớ phải nhẹ nhàng thấm, không ngoáy và không vào sâu ống tai.
Để làm sạch tai hoặc làm mềm ráy tai, chuyên gia cũng khuyên nên sử dụng dầu ô liu, dầu dừa, nước ấm… thay vì các loại dung dịch nhiều hóa chất trên thị trường.