4 cách dạy con cực kỳ quan trọng, quyết định một đứa trẻ lớn lên có hiếu thảo hay không, bố mẹ cần chú ý!
Cùng con trưởng thành - Ngày đăng : 15:31, 06/01/2022
Từ xưa đến nay, trong văn hóa Á Đông, hiếu thảo là một đức tính được ông bà, cha mẹ cực kỳ coi trọng. Đó cũng là một truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc ta. Thế nhưng, không phải đứa trẻ nào lớn lên cũng giữ được đức tính này. Đặc biệt, nó có liên quan mật thiết tới yếu tố giáo dục gia đình.
Nếu không muốn con mình lớn lên trở thành một người bất hiếu, ngay từ nhỏ bố mẹ cần phải kiên trì dạy dỗ thông qua những hành động nhỏ nhặt trong cuộc sống hàng ngày. Sau đây là một số kinh nghiệm giáo dục con cái trở thành một người hiếu thảo, bố mẹ có thể tham khảo.
1. Bố mẹ là tấm gương để con cái noi theo
Khi trở thành cha mẹ, bạn cần phải chú ý tới những gì mình nói và làm. Trẻ con rất hay bắt chước những gì người lớn làm.
Ảnh minh họa.
Ví dụ, cô Lý không sống cùng với mẹ chồng nhưng mỗi khi rảnh rỗi hay vào cuối tuần, cô đều mua món ngon mang tới nhà mẹ chồng. Mỗi lần như vậy, cô đều đưa con gái đi cùng.
Những lúc như thế, ông bà được gặp cháu, gia đình cũng thêm khắng khít, thương yêu nhau nhiều hơn. Con gái cô Lý thấy mẹ mình đối xử tốt với ông bà nội đã tự nhủ sau này bản thân cũng đối xử như vậy với bố mẹ.
Cứ vài ngày, cô Lý cũng gọi điện về quê hỏi thăm tình hình của bố mẹ ruột, thỉnh thoảng còn gửi tiền và quà. Mặc dù không thường xuyên đưa cháu về thăm ông bà ngoại nhưng con gái cô Lý rất yêu quý ông bà ngoại.
Chính vì những hành động quan tâm nhỏ thường ngày như vậy, con gái cô Lý giờ đây rất mực hiếu thuận, biết kính trọng và quan tâm tới người lớn tuổi.
2. Dạy con cái cách chia sẻ
Ảnh minh họa.
Không ít bố mẹ cảm thấy phiền muộn khi con mình ích kỷ, không biết chia sẻ với người khác. Điều này phản ánh phần nào giáo dục gia đình đứa trẻ đó, bởi suy cho cùng khi một đứa trẻ mới sinh ra, chúng như một tờ giấy trắng, việc tô vẽ, định hình tính cách của bố mẹ cực kỳ quan trọng.
Bố mẹ cần phải dạy con mình cách chia sẻ với người khác. Ví dụ, khi trẻ nhìn thấy đĩa trái cây yêu thích, chúng muốn giữ lấy ăn một mình. Lúc này, bố mẹ cần phải nói cho trẻ hiểu chúng không được làm như vậy, nên chia cho mọi người cùng ăn, có như thế mới được yêu mến.
3. Không cưng chiều con cái quá mức
Ảnh minh họa.
Là bố mẹ, dù yêu thương con cái đến mấy cũng không nên chiều chuộng quá mức. Điều quan trọng nhất là bố mẹ cần phải rèn luyện cho con mình tự làm những gì trong khả năng của chúng. Chẳng hạn như khi đến tuổi đi học mẫu giáo, trẻ có thể tự mặc quần áo, tự mang giày dép, tự xúc ăn… Đây đều là những khả năng cơ bản tự chăm sóc mình mà bất kỳ đứa trẻ nào cũng đều cần học. Dù sao đi chăng nữa, đứa trẻ nào cũng lớn dần, bố mẹ không thể ở bên cạnh con cái mãi mãi.
Nếu bố mẹ cứ làm thay con cái nhiều, về lâu dài chúng sẽ cảm thấy những điều này rất phiền phức hoặc lúc nào cũng ỷ lại vào bố mẹ.
4. Thường xuyên ôn lại kỷ niệm với con cái
Theo thời gian, trí nhớ của con người sẽ suy giảm dần. Điều này cũng đúng với trẻ em, khi lớn dần chúng có thể quên mất những gì còn nhỏ. Trẻ có thể quên công ơn nuôi dưỡng của bố mẹ, những khó khăn và vất vả bố mẹ đã trải qua khi chúng còn nhỏ như thế nào.
Ảnh minh họa.
Vì thế, thỉnh thoảng, bố mẹ có thể nhắc lại những kỷ niệm về cuộc sống trước đây của gia đình mình. Việc hồi tưởng này sẽ khiến trẻ biết ơn bố mẹ hơn.
Ví dụ, việc lưu giữ album ảnh về ngày thơ ấu, thỉnh thoảng xem lại cũng là một cách hay để trẻ nhớ về tuổi thơ của mình. Mỗi khi trẻ nhìn thấy quá khứ của gia đình mình, chúng chắc chắn sẽ phần nào xúc động và trân trọng hiện tại hơn. Nếu là một đứa trẻ sống tình cảm, có lẽ chúng sẽ ôm và biết ơn bố mẹ mình rất nhiều.
Theo Nhịp Sống Việt