Chồng nghe lời mẹ đòi về quê sống, cô vợ chỉ chìa ra một trang giấy nháp mà khiến đối phương nín lặng xoay chuyển tình thế
Gia đình - Ngày đăng : 08:13, 26/12/2021
Nhiều người hay nói "lấy chồng là phải theo nhà chồng", ý muốn ám chỉ rằng phụ nữ nên nhất mực nghe theo những sự sắp đặt của đằng nội. Ở cuộc sống hiện đại, tư tưởng kể trên đã không còn nhiều, đôi bên cần có sự bình đẳng để trao đổi, thống nhất trong các vấn đề chung. Song có đôi khi, chị em vẫn bị phiền lòng vì ông xã bắt mình phải răm rắp nghe theo quyết định của anh ấy cho dù nó rất vô lý, thiếu thực tế. Thật không dễ gì để chúng ta có tiếng nói riêng trong gia đình, vậy đối diện với tình huống như thế, bạn sẽ làm gì? Cùng lắng nghe câu chuyện của D. dưới đây để có thêm kinh nghiệm trong hôn nhân nhé.
Chồng nghe lời mẹ đòi về quê sống, "có rau ăn rau, có cá ăn cá"
D. và chồng đều là những người ở tỉnh khác lên Hà Nội học tập, làm việc. Họ từng có dự định sẽ phát triển cuộc sống lâu dài ở thủ đô. Cả hai vợ chồng đang cố gắng phấn đấu từng ngày cho sự nghiệp. Yêu nhau 2 năm rưỡi, tính tới giờ lấy nhau gần 2 năm nữa, vậy là tổng thời gian gắn bó đã gần 5 năm trời. D. đang có một bé trai hơn 1 tuổi. Cuộc sống của vợ chồng tiến triển khả quan, bố mẹ đôi bên đặc biệt nhà ngoại giúp đỡ các con gây dựng mọi thứ. Bố mẹ D. còn hứa sẽ tặng con gái 1 tỷ đồng để sau này không phải ở nhà thuê và mua nhà chung cư.
Ảnh minh họa.
"Mình nghĩ đơn giản là vợ chồng cố gắng ở thủ đô để tạo dựng một cuộc sống ổn định. Thi thoảng lễ Tết về thăm bố mẹ nội ngoại. Sau này con cái lớn lên, học tập ở đây thì tiện hơn nhiều. Thế mà chồng mình khoảng vài tháng trở lại đây lại có những suy nghĩ rất kỳ lạ. Mọi chuyện xuất phát từ bố mẹ chồng. Nhà chồng mình có hai anh em, em chồng cũng mới ra trường, là con gái. Vì bố mẹ chồng chỉ có mỗi anh ấy là con trai, muốn được gần con nên cứ ra sức thuyết phục anh về quê sống" - D. tâm sự.
Chồng của D. là một người con có hiếu, thương bố mẹ. Dù bố mẹ anh vẫn chưa phải là quá già tới độ cần người chăm sóc, song chồng của D. lo bố mẹ mình cô đơn tuổi xế chiều. Chính suy nghĩ ở cạnh phụng dưỡng bố mẹ đã khiến chồng của D. nhất mực đòi về quê ở bằng được. Và tất nhiên nếu trường hợp đó xảy ra thì D. cùng em bé cũng phải đi theo. Sự nghiệp, tương lai, hi vọng bỏ lại hết... là những gì D. lo sợ. Không chỉ vậy, người đàn ông còn quả quyết "Về quê làm việc cố gắng cũng được, có rau ăn rau, có cháo ăn cháo". Đứng trước suy nghĩ quái gở của chồng, D. hiểu mình không thể im lặng chịu đựng được nữa.
Trang giấy nháp của cô vợ khiến đối phương nín lặng, xoay chuyển tình thế
"Trước giờ trong nhà thì mình là người kiểm soát tài chính, phân bổ chi tiêu. Chồng mình chỉ về nhà đưa tiền vợ, anh ấy đâu có biết mình phải tính toán, chắt chiu cỡ nào. Những suy nghĩ đơn giản của người đàn ông rất dễ khiến anh ấy tin vào cuộc sống an nhàn ở quê. Chồng mình lạc quan vậy chứ không phải người có tầm nhìn xa" - D. chia sẻ.
Ảnh minh họa.
Trong trang giấy nháp nhỏ của D., cô liệt kê chi phí tối thiểu hàng tháng. Sau đó người phụ nữ đưa cho chồng mình rồi đanh giọng:
"Anh nhìn đi, đây là chi phí tối thiểu, tôi còn chưa nghĩ gì đến bản thân mình. Bây giờ về quê, bỏ hết công việc đang thăng tiến ở thành phố, anh có chắc việc mới nhận được mức lương như cũ? Không bao giờ! Rồi bao nhiêu chi phí phát sinh, anh chịu khổ được, nhưng tôi và con không chịu được. Đừng để đến lúc anh không còn mặt mũi nào ăn nói với bố mẹ vợ. Bố mẹ tôi lúc nào cũng muốn các con được phát triển, giúp đỡ hết mình, chứ không phải đi theo chân lý ngớ ngẩn của anh!"
Nhìn vào trang giấy nháp của vợ đưa, chồng của D. như được "sáng mắt ra". Anh đã thiếu tầm nhìn, nghĩ mọi chuyện quá đơn giản, thành ra mới nóng vội muốn chuyển về quê sinh sống. Sau cùng, trong chuyện này, cô nàng D. đã giành phần thắng. Sự khôn ngoan, tinh tế của phụ nữ nằm ở tầm nhìn và tính thấu đáo. Đặc biệt khi D. cũng đảm nhiệm nội trợ nên hơn ai hết, cô hiểu rõ cuộc sống nên phát triển theo hướng nào là tốt nhất. Chị em phụ nữ nếu rơi vào tình cảnh tương tự, hãy cứ làm rõ vấn đề và giải quyết giống câu chuyện kể trên.
THEO PHÁP LUẬT VÀ BẠN ĐỌC