3 lời khuyên doanh nghiệp đảm bảo hiệu quả khi làm việc kết hợp tại văn phòng và từ xa

Bất động sản - Ngày đăng : 16:21, 09/12/2021

Tâm lý ‘sai ở đâu, sửa ở đó’ cần được thay đổi, các chủ doanh nghiệp nên tiếp cận phương pháp làm việc từ xa với một tư duy chiến lược dài hạn.
work-from-home.jpeg
Làm việc từ xa là xu hướng tất yếu của các doanh nghiệp trong tương lai

Với những khoản đầu tư vào công nghệ phục vụ cho làm việc từ xa dài hạn, các doanh nghiệp cần phải đưa ra quyết định đúng đắn ngay từ ban đầu.

Sau khi làm việc với nhiều khách hàng và đối tác để hỗ trợ giúp chuyển đổi sang làm việc kết hợp (cũng như thông qua kinh nghiệm của chính Dell Technologies), ông Jean-Guillaume Pons, phó chủ tịch cấp cao & giám đốc, châu Á – Thái Bình Dương, Nhật Bản và Trung Quốc, nhóm các giải pháp khách hàng, Dell Technologies, đưa ra ba khoản đầu tư nền tảng về công nghệ mà các doanh nghiệp cần phải lần lượt thực hiện để phát triển trong môi trường làm việc từ xa.

Hỗ trợ nhân viên làm việc tốt hơn bằng các công cụ phù hợp

Trường hợp nhân viên không được doanh nghiệp cấp những thiết bị hỗ trợ làm việc cần thiết có thể dẫn đến hai hệ quả chính. Đầu tiên, việc này có thể làm giảm hiệu suất làm việc, gia tăng căng thẳng của nhân viên, khi họ cảm thấy mình không được hỗ trợ để làm việc hiệu quả từ xa. Về dài hạn, vấn đề này có thể gây ảnh hưởng đến tinh thần của đội ngũ nhân viên, tỉ lệ giữ chân khách hàng và hiệu quả kinh doanh.

Hệ quả thứ hai và nghiêm trọng hơn, khi không có những công cụ làm việc phù hợp có thể dẫn đến việc nhân viên quyết định tải các tài liệu của công ty về các thiết bị cá nhân để làm việc hiệu quả hơn. Điều này dẫn đến vấn đề lộ dữ liệu và “xử lý kép” hoặc trùng lặp dữ liệu trên các nền tảng. Đối với các tổ chức, họ gặp phải những khó khăn trong việc theo dõi, quản lý và bảo vệ dữ liệu nhạy cảm đã được lưu trữ tại các điểm cuối hoặc những thiết bị của nhân viên.

Hỗ trợ nhân viên bằng công nghệ và các công cụ phù hợp là một trong những bước vô cùng quan trọng. Từ góc nhìn của nhân viên, các công cụ làm việc là một nhu cầu cơ bản phục vụ cho làm việc từ xa. Các nhà quản lý doanh nghiệp là hãy ưu tiên trải nghiệm của nhân viên khi áp dụng mô hình làm việc kết hợp, bằng cách đầu tư vào những nguồn lực công nghệ chất lượng – từ laptop, màn hình cho đến các thiết bị ngoại vi – để hỗ trợ nhân viên làm việc hiệu quả và bảo mật.

Xây dựng cơ sở hạ tầng CNTT tân tiến phục vụ làm việc kết hợp

Một mô hình làm việc kết hợp dàn hạn cần được thiết kế như một văn phòng kỹ thuật số “sẵn-sàng-cho-mọi-thứ”. Điều này đồng nghĩa với việc dù nhân viên làm việc ở nhà hay văn phòng, các doanh nghiệp nên sẵn sàng để mang đến trải nghiệm làm việc xuyên suốt và khả năng quản lý nguồn lực CNTT từ bất kỳ đâu.

work-from-home-1.jpeg
Doanh nghiệp nên chủ động hỗ trợ thiết bị cho nhân viên làm việc từ xa hiệu quả

Một khoản đầu tư chủ chốt vào công nghệ điện toán đám mây có thể giúp đạt được điều này. Hạ tầng điện toán đám mây mang đến khả năng truy xuất các tài nguyên của công ty mượt mà hơn, cũng như khả năng mở rộng và tiết kiệm chi phí.

Với sự bùng nổ của mô hình làm việc kết hợp, việc ứng dụng công nghệ điện toán đám mây đang ngày càng tăng – Gartner dự đoán khoản chi của người dùng cuối dành cho các dịch vụ đám mây công cộng sẽ tăng trưởng 26,7% trong 2021, khi các giám đốc công nghệ thông tin (CIO) và những nhà quản lý CNTT tiếp tục ưu tiên những ứng dụng chạy trên đám mây như phần mềm như một dịch vụ (Software as a service, SaaS).

Bảo vệ dữ liệu của doanh nghiệp

Một yếu tố nhất định phải có đối với các doanh nghiệp áp dụng mô hình làm việc kết hợp chính là một chiến lược bảo mật và bảo vệ dữ liệu mạnh mẽ. Do làm việc từ xa khiến dữ liệu được phân phối đến nhiều địa điểm, như các trung tâm dữ liệu, nhiều trang làm việc khác nhau và các môi trường đám mây lai, cũng như đa đám mây, vì vậy, một chiến lược bảo vệ toàn diện – kết hợp những phương pháp bảo vệ dữ liệu đã được chứng thực và hiện đại – là vô cùng cần thiết.

Một nghiên cứu toàn cầu mới do Dell Technologies ủy quyền cho Forrester Consulting thực hiện cho thấy 55% các doanh nghiệp tại APJ (khu vực châu Á – Thái Bình Dương và Nhật Bản) thực hiện các giải pháp khẩn cấp để giữ dữ liệu an toàn bên ngoài mạng lưới của công ty khi mọi người tiếp tục làm việc từ xa.

Nhưng thay vì phản ứng bị động, tôi khuyến nghị các doanh nghiệp đầu tư vào cơ sở hạ tầng an toàn an ninh mạng linh động, có thể mở rộng và có thể quản lý, đồng thời đảm bảo ngăn chặn chủ động các mối đe dọa bảo mật và mất dữ liệu thông qua AI, máy học (machine learning) và dễ dàng thực hiện phát hiện hành vi tại thiết bị đầu cuối.


HAI LAM (tổng hợp)