Tỷ giá USD, Euro ngày 4/12: USD hồi phục sau nhịp đình trệ

Chuyển động Thị trường - Ngày đăng : 07:15, 04/12/2021

Đồng USD trên thị trường quốc tế tăng giá trong bối cảnh kinh tế thế giới trong năm 2021 đã phục hồi sau giai đoạn đình trệ do đại dịch, nhưng lạm phát tăng mạnh.

Ngày 3/12, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD ở mức: 23.127 đồng.

Tỷ giá USD tham khảo tại Sở giao dịch NHNN mua vào - bán ra: 22.650 đồng - 23.771 đồng.

Tỷ giá Euro tại Sở giao dịch NHNN mua vào - bán ra: 25.388 đồng - 26.958 đồng.

Tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại mua vào và bán ra như sau:

Mua vàoBán ra
Vietcombank22.605 đồng22.835 đồng
Vietinbank22.635 đồng22.835 đồng
ACB22.630 đồng22.810 đồng

Bảng tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại

Tỷ giá Euro tại các ngân hàng thương mại mua vào và bán ra như sau:

Mua vàoBán ra
Vietcombank25.041,12 đồng26.421,50 đồng
Vietinbank25.311 đồng26.331 đồng

ACB
25.416 đồng25.875 đồng

Bảng tỷ giá Euro tại các ngân hàng thương mại

Trên thị trường thế giới, chỉ số US Dollar Index (DXY), đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) tăng 0,06% lên mức 96,19.

ty-gia-ngoai-te-4-12-2021-usd-tang-gia
Tỷ giá ngoại tệ

Ngày 30/11 vừa qua, Chủ tịch Fed Jerome Powell cho biết, nguy cơ lạm phát cao hơn đã tăng lên, đồng thời nói thêm rằng ngân hàng này nên xem xét đẩy nhanh lộ trình giảm bớt hoạt động mua trái phiếu tại cuộc họp chính sách sắp tới.

Các điều kiện thị trường lao động được củng cố bởi báo cáo việc làm của công ty dịch vụ việc làm và tiền lương ADP (Mỹ) ngày 1/12 cho thấy, số việc làm được tạo thêm tại khu vực tư nhân đã tăng 534.000 việc trong tháng 11/2021, sau khi tăng 570.000 việc vào tháng 10/2021.

Ryan Wang, nhà kinh tế học Mỹ của HSBC gần đây đã thay đổi nhận định về Fed, kỳ vọng thời điểm điều chỉnh tốc độ mua tài sản sẽ rơi vào khoảng tháng 3 và sẽ có 4 đợt điều chỉnh lãi suất điều hành tính đến cuối năm 2023, đợt đầu tiên rơi vào tháng 6.

Giám đốc điều hành IMF Kristalina Georgieva và người đứng đầu bộ phận đánh giá chính sách và chiến lược của IMF Ceyla Pazarbasioglu cho biết, khoảng 60% các quốc gia nghèo nhất thế giới có nguy cơ cao hoặc đã lâm vào cảnh nợ nần chồng chất, gấp đôi so với tỷ lệ vào năm 2015.

Theo Ngân hàng Thế giới (WB), đại dịch Covid-19 đã giáng một đòn mạnh vào các quốc gia nghèo nhất thế giới, gây ra cuộc suy thoái có thể đẩy hơn 100 triệu người vào cảnh nghèo cùng cực. Những thách thức đang gia tăng với việc phát hiện ra biến thể Omicron, biến thể này có thể đang thúc đẩy một làn sóng lây nhiễm mới.

Ở Indonesia, Báo cáo đã lược bớt một đợt điều chỉnh tăng lãi suất do lạm phát giảm đáng kể, mặc dù vậy vẫn thêm 100 điểm cơ sở trong các kỳ điều chỉnh tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc.

Trong khi đó, ở Trung Quốc đại lục và Nhật Bản, lãi suất điều hành trong năm 2023 nhiều khả năng không có thay đổi hay bị tác động bởi Fed, nhiều khả năng sẽ áp dụng các biện pháp nới lỏng mục tiêu, nhất là tại Trung Quốc.

Đông Sơn