‘Tuyên chiến’ với các tập đoàn công nghệ, dụng ý của ông Biden là gì?

Đối ngoại - Ngày đăng : 08:42, 02/12/2021

Chính quyền Mỹ dưới thời Tổng thống Joe Biden đang có nhiều chính sách cứng rắn chưa từng thấy đối với các tập đoàn công nghệ hàng đầu của nước này.
(12.01) Chính quyền Mỹ của Tổng thống Joe Biden đang có nhiều biện pháp mạnh tay với các tập đoàn công nghệ. (Nguồn: Getty Images)
Chính quyền Mỹ của Tổng thống Joe Biden đang có nhiều biện pháp mạnh tay với các tập đoàn công nghệ. (Nguồn: Getty Images)

“Biệt đội” chống độc quyền

Để hiểu rõ hơn về lập trường của Washington đối với sự lớn mạnh của các tập đoàn công nghệ, hãy hỏi Barry Lynn, nhà sáng lập Viện Nghiên cứu Thị trưởng Mở (OMI), tổ chức ủng hộ chống độc quyền. Năm 2017, ông từng phải rời Quỹ Nước Mỹ mới, một Viện chính sách có tiếng vì phản đối tập đoàn công nghệ lớn, chỉ trích “những kẻ độc quyền trên nền tảng công nghệ” và kêu gọi chia nhỏ các ông lớn này.

Thú vị thay, giờ đây, phát biểu của Tổng thống Joe Biden về “sự tập trung ảnh hưởng của các tập đoàn” lại giống ông Lynn kỳ lạ. Ông chủ Nhà Trắng đã bổ nhiệm nhiều nhân vật có lập trường cứng rắn với các công ty công nghệ vào hàng loạt vị trí quan trọng trong quản lý và cạnh tranh thị trường.

Bà Lina Khan, Chủ tịch Ủy ban Thương mại Liên bang (FTC), cơ quan bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và chấp pháp các đạo luật về chống độc quyền, từng công tác tại Viện Nghiên cứu Thị trưởng Mở (OMI), tổ chức ủng hộ chống độc quyền trong bảy năm.

Ông Tim Wu, thành viên trong Ban Cố vấn OMI, hiện là cố vấn cho Washington về vấn đề cạnh tranh và công nghệ. Bản thân ông Lynn cũng đang đảm nhiệm vai trò tương tự, với trụ sở làm việc cách Nhà Trắng chỉ vài bước chân.

Nhiều nhân vật cứng rắn với giới công nghệ khác cũng có ghế trong Nhà Trắng. Ông Jonathan Kanter, người dẫn dắt các nỗ lực chống độc quyền tại Bộ Tư pháp Mỹ, có lập trường gay gắt với Google và sẽ tiếp tục hạn chế tầm ảnh hưởng của các tập đoàn công nghệ lớn.

Bà Rohit Chopra, Giám đốc Cục Bảo vệ Tài chính Tiêu dùng, đã yêu cầu các gã khổng lồ công nghệ giao nộp dữ liệu về hệ thống thanh toán.

Đồng thuận trong khác biệt

Khi đã tập hợp đủ “biệt đội” những người có lập trường cứng rắn vào các vị trí quan trọng trong quản lý và cạnh tranh thị trường, chính quyền ông Biden đã hành động.

Hồi tháng Bảy, ông chủ Nhà Trắng phê chuẩn sắc lệnh hành pháp do ông Tim Wu soạn thảo về cạnh tranh thương mại, với nhiều ngôn từ mạnh chỉ trích sự tập trung ảnh hưởng của một số tập đoàn lớn.

Chuyên gia Paul Gallant về chính sách công nghệ thuộc Viện Nghiên cứu Cowen Washington (Mỹ) cho rằng, chưa có đời Tổng thống Mỹ nào lại đưa ra sắc lệnh hành pháp chi tiết như vậy về cạnh tranh thương mại, với mục tiêu cụ thể là các gã khổng lồ như Alphabet, Amazon và Meta.

Một số khác cho rằng, sau khi hai dự thảo ngân sách nhằm “Xây dựng lại nước Mỹ tốt đẹp hơn” được thông qua, ông Biden sẽ xây dựng hệ thống luật về

Điều này hoàn toàn có cơ sở, đặc biệt khi bên cạnh Trung Quốc, vấn đề hiếm hoi nhận được sự đồng thuận của cả đảng Dân chủ lẫn Cộng hòa là kiểm soát sự lớn mạnh của các tập đoàn công nghệ. Ít nhất 14 dự thảo luật về vấn đề này xuất hiện tại Quốc hội Mỹ vừa qua, với phần nhiều trong số đó được cả hai đảng soạn.

Điều này hoàn toàn có cơ sở bởi bên cạnh Trung Quốc, vấn đề hiếm hoi được cả đảng Dân chủ lẫn Cộng hòa đồng thuận là kiểm soát ảnh hưởng của các tập đoàn công nghệ.

Đơn cử, dự thảo luật do Thượng Nghị sĩ đảng Dân chủ bang Minnesota Amy Klobuchar và Thượng Nghị sĩ đảng Cộng hòa bang Arkansas Tom Cotton đã kêu gọi áp đặt quy định riêng cho công ty công nghệ có vốn hóa hơn 600 tỷ USD, yêu cầu họ hạn chế sáp nhập doanh nghiệp nhỏ hơn. Tương tự, dự thảo lưỡng đảng về giới hạn thu thập dữ liệu cá nhân của trẻ em chẳng khác nào “ván đã đóng thuyền”.

Song ông chủ Nhà Trắng sẽ không dừng lại ở đó. Tổng thống Joe Biden được cho là sẽ ủng hộ dự thảo cấm các tập đoàn công nghệ độc quyền dịch vụ liên quan trên nền tảng của chính họ.

Trong chiến dịch tranh cử, ông từng đề cập loại bỏ Điều 230 thuộc Đạo luật Chuẩn mực Truyền thông, điều luật đang miễn trừ trách nhiệm pháp lý cho các nền tảng mạng xã hội tại Mỹ.

Nhiều người cũng kỳ vọng Tổng thống Joe Biden sẽ ủng hộ xây dựng đạo luật quốc gia về quyền riêng tư, giúp người dùng kiểm soát chặt chẽ hơn các bên có quyền sử dụng thông tin cá nhân của mình trên mạng.

Tuy nhiên, sẽ là sai lầm nếu khẳng định rằng mọi chuyện sẽ thuận buồm xuôi gió. Theo Hạ Nghị sỹ đảng Cộng hòa bang Colorado Ken Buck, nội bộ đảng này hiện đang tranh cãi xem nên can thiệp vào thị trường ở mức nào. Ngoài ra, những người chỉ trích Tổng thống Joe Biden có thể phản đối dự luật này chỉ nhằm cản bước ông.

Song đảng Dân chủ cũng có thể là nhân tố dẫn đến thất bại. Lãnh đạo các tập đoàn công nghệ là những nhà tài trợ kếch xù cho đảng này. Một số nghị sĩ Đảng Dân chủ bang California đã phản đối dự thảo liên quan đến các tập đoàn này tại Quốc hội.

Dù vậy, cuộc chiến do ông Joe Biden khởi xướng nhắm vào các ông lớn công nghệ sẽ không dừng lại, khi còn đó “biệt đội” chống độc quyền do ông lựa chọn.

Bà Lina Khan, Chủ tịch FTC có đầy đủ quyền hạn để loại bỏ những cái mà cơ quan này cho là “hành vi không công bằng hoặc sai sự thật”, ví dụ như việc các gã không lồ công nghệ độc quyền dịch vụ liên quan trên nền tảng của chính họ, hay chiêu “cá lớn nuốt cá bé” như vụ Amazon mua hãng làm phim MGM lâu đời của Hollywood.

(12.01) Chủ tịch FTC Lina Khan đang trở thành một nhân vật quan trọng trong cuộc chiến chống sự độc quyền của các tập đoàn công nghệ dưới thời Tổng thống Mỹ Joe Biden. (Nguồn: AP)
Chủ tịch FTC Lina Khan đang trở thành nhân vật quan trọng trong cuộc chiến chống sự độc quyền của các tập đoàn công nghệ dưới thời Tổng thống Mỹ Joe Biden. (Nguồn: AP)

Ngay cả khi chưa chia nhỏ các tập đoàn công nghệ lớn như nhiều người mong muốn, song tuyên bố, hành động liên quan của Washington đã mang đến nhiều thay đổi, buộc những ông lớn phải có điều chỉnh.

Đơn cử, trong một động thái phản ứng với sắc lệnh hành pháp của chính quyền ông Joe Biden, mới đây Apple đã tuyên bố sẽ thay đổi thiết kế, giúp các bên thứ ba có thể sửa chữa thiết bị của hãng dễ dàng hơn.

Không khí lạc quan đang dần trở lại Thung lũng Sillicon, khi các dự án khởi nghiệp có thể phát triển mà không phải lo lắng bị chèn ép, thậm chí nuốt chửng bởi các ông lớn.

Sự tự do, tinh thần đổi mới, sáng tạo là nhân tố quan trọng làm nên xứ cờ hoa của ngày hôm nay và chính quyền của Tổng thống Joe Biden đang tích cực khôi phục điều đó, như là một phần trong kế hoạch “Xây dựng lại nước Mỹ tốt đẹp hơn”.

Phan Quân