5 bí quyết dạy con thành người tài đức vẹn tòa của cha mẹ thông thái
Cùng con trưởng thành - Ngày đăng : 10:33, 23/11/2021
Mọi đứa trẻ đều có thể là một "thiên tài", điều này phụ thuộc vào cách cha mẹ giáo dục trẻ như thế nào. Câu trả lời sẽ được thể hiện ở chính tương lai của trẻ.
Nếu ngay từ nhỏ cha mẹ và thầy cô giáo dùng sự “ngoan ngoãn” để đánh giá năng lực của con mình thì ngay từ đầu họ đã sai. Mỗi đứa trẻ đều có những đặc điểm riêng, vì vậy các nhà giáo dục khuyên cha mẹ không nên dạy trẻ với tâm lý áp đặt.
Điều quan trọng nhất để trẻ thoát ra khỏi vòng luẩn quẩn là trau dồi cảm xúc và rèn luyện kỹ năng diễn đạt. Khả năng diễn đạt không chỉ thể hiện trong giao tiếp mà còn thể hiện qua văn bản. Một đứa trẻ có kỹ năng xã hội vững vàng và khả năng hùng biện chắc chắn sẽ không tệ trong vòng đời của mình khi lớn lên.
Nhà tâm lý học Adler đặt cảm xúc xã hội của trẻ lên vị trí đầu tiên. Chỉ một người có cảm xúc xã hội mới có tinh thần trách nhiệm và không trở thành “kẻ rỗng tếch”. Cảm xúc xã hội đề cập đến sự hợp tác liên tục với những người khác thông qua tương tác xã hội và đóng góp cho xã hội. Khi một người cảm thấy cuộc sống của bản thân là đáng giá, anh ta có thể kích thích khả năng tạo ra của cải, sẵn lòng giúp đỡ người khác và làm phong phú thêm đời sống tinh thần của mình. Một người giàu bản lĩnh, không gì có thể ngăn cản họ tiến về phía trước, càng nản lòng thì họ càng dũng cảm hơn vì họ biết mình đang hướng tới đâu.
Những bậc cha mẹ thông thái ngoài việc dạy con kiếm thức họ còn có những cách dạy con riêng để đứa trẻ lớn lên phát triển một cách toàn diện cả về IQ và EQ, dưới đây là 5 bí quyết dạy con thành công mà các cha mẹ nên học hỏi và áp dụng.
1. Rèn cho trẻ khả năng và thói quen lập kế hoạch học tập, tư duy độc lập
“Kế hoạch cho một năm nằm ở mùa xuân và kế hoạch cho một ngày nằm vào buổi sáng.” Một người có mục tiêu và kế hoạch sẽ không cảm thấy trống rỗng trong cuộc sống và anh ta sẽ có nhiều khả năng khơi dậy tiềm năng của mình.
Vì vậy, đối với việc giáo dục con cái cũng vậy. Một đứa trẻ ngoan không bao giờ là vì chúng sinh ra đã tốt, mà những thói quen có được mới khiến chúng trở thành một người tốt hơn.
Chỉ cần tưởng tượng những người luộm thuộm, không có mục tiêu và phớt lờ các quy tắc, quy định thì cuộc sống của họ thật buồn tẻ.
Dạy trẻ hiểu lợi ích của việc đọc sách và sửa những thói quen xấu như mất tập trung, bất cẩn và trì hoãn. Bất kể bạn làm gì, trẻ phải có một thái độ nghiêm túc và thực tế, đặc biệt là trong học tập.
2. Lời nói chẳng hay bằng ví dụ
Có câu: “Dạy con bằng hành động còn hơn dạy con bằng lời nói", thay vì bảo con bạn phải làm gì, tốt hơn là bạn nên chỉ cho con cách mình làm.
Môi trười giáo dục trong gia đình có thể ảnh hưởng tới trẻ suốt đời. Hãy học cùng trẻ để trẻ biết rằng cha mẹ cũng là người tự chủ động, thay vì lãng phí thời gian mỗi ngày.
Cha mẹ tạo môi trường và không khí học tập tốt cũng là cách giúp trẻ hình thành thói quen học tập.
Đừng ép trẻ tham gia những lớp học mà trẻ không thích, những gì áp đặt trẻ không phải là điều trẻ muốn, việc này chỉ làm trẻ cảm thấy chán nản và lười học hơn mà thôi.
Đừng khiển trách con bạn vì con bạn bị điểm kém. Giáo dục bằng năng lượng tiêu cực sẽ chỉ khiến trẻ trở nên tự ti, rụt rè và hèn nhát hơn. Cha mẹ hãy học cách kiềm chế và bỏ đi những năng lượng xấu của mình.
3. Cách giáo dục tốt nhất là để đứa trẻ được là chính mình
Mỗi người đều là độc nhất vô nhị. Các cá nhân đều có khả năng sáng tạo hơn. Cha mẹ không nên ngăn cản con cái mơ tưởng, đừng làm gián đoạn khả năng tưởng tượng tương lai của con mình, không nên cố chấp biến bản thân thành những cha mẹ lạc hậu.
Trẻ em nên được trao đủ tự do, lòng khoan dung và không can thiệp vào chúng một cách thái quá.
Sự trưởng thành thực sự của cha mẹ bắt đầu từ việc học cách chấp nhận con cái, chấp nhận sự kém cỏi, tầm thường của con cái.
4. Hướng dẫn trẻ học cách tôn trọng mọi người
Con bạn bất lịch sự khi đi chơi, người khác sẽ không nói con học dốt mà chỉ nói con không có người dạy. Vì vậy, việc nuôi dạy con cái cũng là một môn học, thật đáng tiếc khi một số cha mẹ trải qua một thời gian ngắn làm cha mẹ của người khác, nhưng họ không bao giờ học cách làm cha mẹ trong suốt cuộc đời của mình.
Khuyến khích con kết bạn tốt, không nên kết bạn xấu, vì khi con chơi nhiều với những bạn xấu thì sớm hay muôn con cũng sẽ nhiễm tính xấu của bạn.
Đồng thời, dạy trẻ tôn trọng người khác, chỉ bằng cách học cách tôn trọng người khác thì người khác mới có thể tôn trọng bạn. Đã là con người thì việc học càng quan trọng.
5. Học cách lắng nghe
Đối xử với đứa trẻ như một người độc lập, đối xử đúng đắn với điểm mạnh và điểm yếu của trẻ, đồng thời chấp nhận sự tầm thường hoặc tài năng của đứa trẻ.
Nếu nhận thấy sự tiến bộ của trẻ, cha mẹ nên học cách khen ngợi kịp thời và đúng cách. Lắng nghe tiếng nói của trẻ và những khó khăn trong quá trình trưởng thành của trẻ, khuyến khích trẻ và cùng trẻ đối mặt với nó, nuôi dưỡng sự tự tin của trẻ và khiến trẻ cảm thấy "Tôi có thể làm được".
Theo Mộc - Vietnamnet