Hướng dẫn dạy học trực tuyến an toàn, người lạ không thể xâm nhập
Cuộc sống số - Ngày đăng : 09:00, 15/10/2021
Trong thời điểm dịch bệnh còn diễn biến phức tạp như hiện nay, 31 tỉnh, thành phố trên cả nước tiếp tục việc dạy và học qua truyền hình và công cụ trực tuyến. Trong khi đó, 9 tỉnh thành kết hợp luân phiên hai phương án dạy trực tiếp và trực tuyến; chỉ có 23 tỉnh thành cho phép học sinh hoàn toàn trở lại trường học.
Dù đã làm quen với các công cụ công nghệ hỗ trợ dạy học được một thời gian, nhưng nhiều thầy cô, giảng viên vẫn chưa tận dụng hết tính năng hiện đại để tổ chức các lớp học trực tuyến hiệu quả và bảo mật. Bằng chứng là mới đây nhiều lớp học của học sinh phổ thông, đại học bị kẻ xấu lợi dụng xâm nhập quấy rối, kiểm soát quyền điều phối gây cản trở quá trình dạy và học. Sau đây là những hướng dẫn hữu ích giúp giáo viên tổ chức lớp học an toàn với Zalo.
Đảm bảo an ninh, người lạ không thể xâm nhập
Hiện Zalo trên máy tính cho phép người dùng thực hiện cuộc gọi video hoàn toàn miễn phí, không giới hạn thời gian, tối đa 100 thành viên tham dự. Khi tạo cuộc gọi, thầy cô nên đặt tên lớp học và mật khẩu cho phép người tham gia. Đồng thời, nên nhắc nhở học sinh, sinh viên sử dụng tài khoản Zalo là tên thật để dễ điểm danh. Sau khi kiểm tra sĩ số lớp đủ, thầy cô có thể khóa lớp học, không cho phép bất kì người nào yêu cầu tham gia. Như vậy, kẻ gian sẽ không thể xâm nhập vào lớp học để quấy rầy, thầy cô hoàn toàn kiểm soát được bài giảng.
Giáo viên có thể tạo mật khẩu và khóa cuộc gọi khi sĩ số lớp đủ nhằm đảm bảo an ninh hơn |
Trên Zalo có trang bị tính năng xem cùng lúc 25 màn hình, thầy cô có thể yêu cầu tất cả học sinh, sinh viên của lớp bật máy ảnh để điểm danh và tương tác trực tiếp, hiệu quả. Dù lớp đông thầy cô cũng thuận tiện quan sát mức độ tập trung của học sinh, sinh viên với môn học.
Tính năng xem cùng lúc 25 màn hình giúp giáo viên tương tác trực tiếp với học sinh dù lớp đông thành viên. |
Ngoài ra, để tránh lớp học ồn ào, thầy cô có thể chủ động tắt mic của tất cả thành viên, khi nào cần phát biểu thầy cô sẽ bật lại chức năng này. Sau đó, em nào được gọi phát biểu sẽ tự bật mic của mình lên, tránh được nhiều rủi ro lớp bị làm phiền bởi một số âm thanh tạp nhiễu.
Thầy cô kiểm soát lớp tốt hơn với tính năng “chặn người tham dự chiếu màn hình” |
Với chức năng trình chiếu màn hình, trong lúc giảng bài giáo viên nên “chặn người tham dự chiếu màn hình”. Nếu học sinh, sinh viên cần chia sẻ màn hình, thầy cô có thể cấp quyền sau để hạn chế việc mất trật tự trong lúc giảng dạy. Từ đó thầy cô cũng tập trung dạy học và kết thúc bài giảng đúng tiến độ, lớp học online vì thế cũng đạt hiệu quả cao hơn.
Nhiều công cụ dạy và học hiệu quả
Khi giảng dạy qua Zalo, thầy cô còn có thể gửi bài tập, tài liệu cho học sinh qua tính năng gửi file dung lượng tối đa 1GB. Chỉ bằng thao tác giữ và kéo thả file vào nhóm chat, dữ liệu đã được gửi đến tất cả thành viên trong lớp. Không cần phải soạn email phức tạp hoặc qua một nền tảng lưu trữ dữ liệu thứ hai, Zalo giúp thầy cô tiết kiệm thời gian và thao tác trên máy tính. Các em học sinh, sinh viên cũng không phải mở nhiều ứng dụng, trang web cùng lúc để phục vụ việc học.
Gửi tài liệu, bài tập cho học sinh, sinh viên dễ dàng qua Zalo PC |
Bên cạnh đó, giáo viên cũng có thể giao bài tập cho từng thành viên hoặc theo nhóm qua tính năng To-Do trên Zalo. Theo đó, học sinh, sinh viên sẽ không bị quên nhiệm vụ, giáo viên rất dễ theo dõi tiến độ hoàn thành, nhận báo cáo công việc nhanh chóng, đúng hạn.
Giao và nhận bài tập thuận tiện với “To-Do” |
Ngoài ra, tính năng “nhắc hẹn” cũng giúp cả lớp thiết lập nội dung nhắc nhở các tiết học, nhiệm vụ quan trọng để mọi người cùng theo dõi, không bị quên lịch. Những thông tin, thông báo cũng được ghim ở đầu cửa sổ trò chuyện, khi đó mọi người đều đọc được mà không mất nhiều thời gian tìm lại tin nhắn.
Giao diện Zalo trên máy tính dễ sử dụng, hơn nữa nền tảng nhắn tin chạy mặc định với ngôn ngữ tiếng Việt thân thiện với người dùng trong nước. Các thao tác được thực hiện nhanh chóng, dễ dàng, không mất nhiều thời gian, do vậy thầy cô cũng dễ tiếp cận và sử dụng thành thạo.
Giãn cách xã hội dài ngày cho thấy dạy và học trực tuyến không chỉ là giải pháp nhất thời mà bổ trợ rất nhiều cho quá trình truyền đạt, tiếp nhận kiến thức của thầy cô và học sinh, sinh viên. Kể cả khi môi trường giáo dục được trở về “bình thường mới”, việc tận dụng những tính năng hữu ích của công nghệ cũng giúp nâng cao chất lượng dạy và học, tiết kiệm thời gian và công sức cho thầy và trò trong nhiều trường hợp.
Phương Dung