Bí quyết đóng góp ý kiến khi làm việc nhóm

Thông tin cần biết - Ngày đăng : 17:00, 27/09/2021

Làm việc nhóm là cách để huy động sức mạnh của một tập thể. Tuy nhiên khi làm việc nhóm sẽ không thể tránh khỏi những ý kiến trái chiều, thậm chí phản ứng tiêu cực. Điều đó không những ảnh hưởng đến mối quan hệ đồng nghiệp, tạo ra tâm lý tiêu cực mà còn ảnh hưởng đến chất lượng công việc.

‏Vậy làm thế nào để ‏‏đóng góp ý kiến‏‏ cho đồng nghiệp hiệu quả nhất? Đây cũng có thể là điều mà bạn sẽ được hỏi trong các cuộc phỏng vấn ‏việc làm Đồng Nai hôm nay‏ và nhiều nơi khác. Hãy cùng tìm hiểu một số gợi ý sau đây nhé. ‏

‏Công nhận thành quả của đồng nghiệp

‏Khi nhận thấy cần phải đưa ra ý kiến để đồng nghiệp điều chỉnh lại cách làm cho hiệu quả hơn thì bạn hãy công nhận thành quả của họ.‏‏ ‏‏Bằng cách đó bạn thừa nhận vai trò, tài năng của họ để họ nhận thấy, bạn đưa ra ý kiến là hoàn toàn khách quan và tôn trọng họ.‏

‏Sau đó bạn tận dụng kỹ năng giao tiếp để đưa ra những điều mà bạn cho rằng nên cải thiện để có kết quả tốt hơn, trước hết cho chính đồng nghiệp, sau đó là hiệu quả chung của đội nhóm. Với cách góp ý này, đồng nghiệp sẽ dễ tiếp nhận ý kiến của bạn. Bởi họ biết bạn góp ý là để công việc tốt hơn chứ không phải “cố tình” phủ nhận kết quả của họ. ‏

‏Góp ý bằng cách đặt câu hỏi

‏Đặt những câu hỏi theo dạng như cái gì, ở đâu, khi nào, tại sao, ai và như thế nào cũng là một cách góp ý khéo léo. Việc đặt câu hỏi sẽ tạo ra tương tác nhiều chiều, không chỉ có bạn và đồng nghiệp mà cả đội nhóm sẽ cùng tham gia tranh luận. Việc này vừa giúp bạn khéo léo đưa ra ý kiến cho đồng nghiệp, vừa giúp tăng kết nối cho nhóm. ‏

‏Hơn nữa việc đưa ra câu hỏi cũng sẽ giúp bạn nắm rõ được vấn đề hơn nếu như trước đó, bạn không tham gia trực tiếp vào quá trình làm việc của nhóm, giúp bạn thêm một lần nắm bắt lại toàn bộ những nội dung quan trọng mà đội nhóm đang triển khai, học hỏi thêm kiến thức, kỹ năng từ chính đồng đội của mình.‏

‏Đi thẳng vào vấn đề

‏Có thể sự thật sẽ khiến đồng nghiệp mất lòng, nhưng không phải vì thế mà bạn vòng vo, không lên tiếng, kéo dài để mặc cho mâu thuẫn trong nhóm xảy ra. Thậm chí có nhiều trường hợp, không ‏‏đóng góp ý kiến‏‏ trực tiếp nhưng đằng sau lại chê bai, chỉ trích đồng nghiệp với người khác. Điều này lâu dần sẽ khiến cho đội nhóm của bạn chia rẽ, tinh thần làm việc tiêu cực và ảnh hưởng xấu tới hiệu quả công việc.‏

‏Thay vào đó, hãy góp ý trực tiếp và đi thẳng vào vấn đề. Mỗi công việc hay mỗi nhân sự, mỗi đội nhóm làm việc đều có KPI cụ thể, bạn hãy dựa vào đó để đưa ra ý kiến. Đừng im lặng quá lâu, có thể chính bạn cũng quên những điều cần góp ý để công việc tốt hơn. Bạn càng không nên ngầm thể hiện thái độ không hài lòng, trong khi bạn hoàn toàn có thể thẳng thắn với đồng nghiệp dựa vào chính kết quả làm việc của họ và đội nhóm.‏

‏Lựa chọn thời điểm thích hợp

‏Thời điểm khen ngợi hay chúc mừng thành quả đồng nghiệp có thể bạn không cần cân nhắc. Nhưng khi góp ý các việc chưa tốt, cần phải thay đổi thì “đúng thời điểm” sẽ vô cùng quan trọng. ‏

‏Bạn không nên đưa ra những góp ý cho đồng nghiệp trước mặt sếp, hay nhiều đồng nghiệp khác không liên quan đến đội nhóm của bạn. Bạn cũng nên cân nhắc thời điểm mà tâm trạng đồng nghiệp đang không tốt. Bởi khi đó họ sẽ rất khó tiếp nhận những ý kiến đóng góp của người khác.‏

‏Vì vậy hãy cân nhắc và lựa chọn thời điểm phù hợp, quan sát, lắng nghe rồi khéo léo đưa ra góp ý để vừa đạt hiệu quả công việc vừa củng cố mối quan hệ tốt đẹp. ‏

‏Góp ý chân thành và thống nhất

‏Rõ ràng, nếu như bạn đưa ra ý kiến với mục đích hạ thấp đồng nghiệp thì những đóng góp của bạn trước sau sẽ không được công nhận. Bởi vậy, bạn phải xác định rõ, góp ý ‏chân thành‏ và mang tính xây dựng.‏

‏Để có tính xây dựng, bạn cần đưa ra góp ý cụ thể, có tính giải quyết rõ ràng. Bạn cần chỉ ra điểm chưa phù hợp, giải thích để từ đó đưa ra giải pháp thay thế. Nếu có thể chứng minh được hiệu quả hoặc đưa ra thông số, ví dụ thì càng tốt.‏

‏Nhưng ý kiến của bạn dù tốt, dù đúng như thế nào nếu không nhận được sự thống nhất của cả đội nhóm thì cũng không thể triển khai. Vì thế, bạn cần sự thống nhất chung của đội nhóm để đưa phương án điều chỉnh. Cách góp ý như vậy sẽ giúp bạn tránh được hiểu lầm từ đồng nghiệp đồng thời giúp đội nhóm vững mạnh, đoàn kết và tạo ra sức mạnh tập thể lớn lao.‏

‏Khi làm việc nhóm, bạn sẽ không tránh khỏi những lúc phải ‏‏đóng góp ý kiến‏‏ hoặc nhận góp ý từ đồng nghiệp. Vậy nên bạn hãy luyện cho mình một số cách góp ý tối ưu nhất để xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp và hơn hết nâng cao chất lượng công việc của đội nhóm.‏

T/H