Nơi "hội tụ" tình yêu thương

Pháp luật - Ngày đăng : 21:12, 11/08/2006

Tất cả vì sự sống và tương lai của những sinh linh bé bỏng. Họ đã thay nhau trực cả ngày lẫn đêm chăm sóc trẻ sơ sinh không cha mẹ như chính con mình". Chị Võ Thị Hồng Tuyết, Phó giám đốc Trung tâm bảo trợ huấn nghệ cô nhi Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai) tâm sự với chúng tôi về công việc của đội ngũ cán bộ, nhân viên nơi chị làm việc như thế.

<_o3a_p>

Những trẻ em mồ côi tại Trung tâm nhân đạo Quê Hương (Ảnh Người viễn xứ)
"... Tất cả vì sự sống và tương lai của những sinh linh bé bỏng. Họ đã thay nhau trực cả ngày lẫn đêm chăm sóc trẻ sơ sinh không cha mẹ như chính con mình". Chị Võ Thị Hồng Tuyết, Phó giám đốc Trung tâm bảo trợ huấn nghệ cô nhi Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai) tâm sự với chúng tôi về công việc của đội ngũ cán bộ, nhân viên nơi chị làm việc như thế.<_o3a_p>

Năm 1994, Trung tâm Bảo trợ huấn nghệ cô nhi Biên Hòa thành lập và mỗi năm quy tụ hàng trăm trẻ mồ côi, trẻ em nghèo chủ yếu là con em người dân tại địa bàn và trẻ em lang thang của nước bạn với nhiệm vụ nuôi dưỡng, giáo dục hướng nghiệp cho trẻ; giúp các em phát triển về các mặt đức, trí, thể, mỹ. Dần dần tiếng lành đồn xa, cơ sở đã tạo được uy tín với cộng đồng và từ đó cũng là địa chỉ tiếp nhận khoảng 20 trẻ sơ sinh/năm bị cha, mẹ từ bỏ hoặc không thể nuôi dưỡng. Đây là một gánh nặng cho trung tâm, bởi nhân viên của cơ sở phải đảm nhiệm thêm vai trò như một người mẹ, trong khi không ít chị chưa hề có gia đình. Những khó khăn về vật chất của trung tâm ngày ấy đã được nhiều nhà hảo tâm, tổ chức từ thiện, nhân đạo biết đến, nên mỗi năm cơ sở được hỗ trợ hàng tỷ đồng. Điển hình như bà Matsuda-doanh nhân Nhật Bản, từ năm 1994 đến nay liên tục hỗ trợ trung tâm với số tiền trung bình 800 triệu đồng/năm; tổ chức HONT (Hoa Kỳ) hỗ trợ trẻ sơ sinh 350 nghìn đồng/trẻ/tháng... Tỉnh Đồng Nai cũng chi ngân sách hằng năm đều đặn và huy động các nhà hảo tâm, tổ chức kinh tế trên địa bàn đóng góp được nhiều nguồn lực để công tác nuôi dưỡng, giáo dục trẻ tốt hơn. Chị Nguyễn Thị Ngọc Hằng, Giám đốc Trung tâm-người gắn bó nhiều năm với Trung tâm cho hay: các cô bảo mẫu luôn thể hiện trách nhiệm cao đối với trẻ, nhất là khi các em đau ốm.<_o3a_p>

Trung tâm hiện có gần 100 trẻ mồ côi, một số em được học hết phổ thông, học nghề để có cơ hội hòa nhập cộng đồng. Trong đó, có em đã học ở các trường đại học, cao đẳng như em Huỳnh Thu Hằng và Đỗ Thị Mới là sinh viên năm thứ 3 Trường đại học Lạc Hồng; em Phạm Thị Hồng Nga, tốt nghiệp trường đại học tin học-ngoại ngữ TP Hồ Chí Minh, hiện làm việc cho một doanh nghiệp Nhật Bản có thu nhập ổn định... Sự nuôi dưỡng và môi trường giáo dục tốt của Trung tâm đã tạo điều kiện hết sức cần thiết để các em có được sức khỏe, trí tuệ, bản lĩnh... trở thành những người lao động có ích cho xã hội.<_o3a_p>

NGUYỄN TRỌNG LỊCH <_o3a_p>