Hà Nội bảo đảm an toàn hệ thống đê điều trong mùa mưa bão
Thiên nhiên - Môi trường - Ngày đăng : 10:59, 13/08/2021
Nhiều tuyến đê sạt lở nghiêm trọng
TP. Hà Nội, có 2 hệ thống song chính là sông Hồng và sông Thái Bình, với 7 con sông chảy qua: Sông Hồng, sông Đà, sông Đuống, sông Công, sông Cầu, sông Cà Lồ, sông Đáy. Toàn thành phố có 626,5 km đê được phân cấp và 132,8 km đê chưa phân cấp.
Nhiều tuyến đê quan trọng của thành phố đang bị sạt lở nghiêm trọng. Chỉ riêng trong tháng tháng 5, 6, UBND TP. Hà Nội đã ban hành hang loạt các thông báo khẩn cấp về tình trạng sạt lở kè Cổ Đô, xã Cổ Đô, huyện Ba Vì; chân đê thượng lưu đê hữu Đáy, xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai; bờ hữu sông Bùi đoạn qua địa bàn xã Hồng Phong, huyện Chương Mỹ; kè Linh Chiểu, xã Sen Phương, huyện Phúc Thọ.
Nhiều tuyến đê ở Hà Nội đang sạt lở nghiêm trọng, cần được tu sửa khẩn cấp |
Hiện, các cơ quan chức năng thành phố xác định, trên các tuyến đê đi qua địa bàn còn 4 vị trí trọng điểm cần lập phương án riêng để bảo vệ, gồm: Khu vực đê, kè, cống Xuân Canh – Long Tửu nằm trên tuyến đê tả Đuống (huyện Đông Anh); công trình cống Liên Mạc nằm trên tuyến đê hữu Hồng (quận Bắc Từ Liêm); khu vực đê, kè, cống Tân Hưng – Cẩm Hà, Hiệu Chân nằm trên đê hữu sông Cầu (huyện Sóc Sơn); cống Cẩm Đình nằm trên đê Vân Cốc (huyện Phúc Thọ).
Theo nhiều chuyên gia, trong nhiều năm qua, hệ thống để điều của thành phố không được thử thách qua các trận lũ lớn, do đó, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra sự cố khi có lũ lớn. Chính vì vậy, Hà Nội cần đề cao cảnh giác, thường xuyên kiểm tra, kịp thời tu bổ, gia cố, nâng cấp hệ thống để điều, nhất là các vị trí đã và đang xảy ra sự cố, các trọng điểm để điều xung yếu, sẵn sàng ứng phó khi có lũ lớn xảy ra.
Không để bị động
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành nhiều văn bản triển khai thực tế phương án hộ đê, bảo vệ trọng điểm đê điều xung yếu. Trong đó chú trọng công tác chuẩn bị đầy đủ vật tư, phương tiện, nhân lực theo phương án để săn sàng ứng phó với mọi diễn biến bất thường trong mùa mưa, lũ năm 2021; tập huấn cho các lực lượng tham gia công tác hộ đê.
Đồng thời, chủ động kiểm tra công tác đảm bảo an toàn cho hệ thống đê điều, hồ đập, nhất là trong bối cảnh biến đổi khí hậu hiện nay; rà soát, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ các công trình, dự án tu bổ, nâng cấp để điều, hồ đập đang được triển khai thực hiện. Đồng thời, phát hiện những điểm xung yếu để tổ chức bảo vệ, những điểm còn chưa hợp lý trong quản lý, vận hành để chủ động khắc phục nhằm đảm bảo an toàn, giảm nguy cơ xảy ra sự cố.
Hà Nội thực hiện nghiêm bảo vệ đê điều theo phương châm "bốn tại chỗ" |
Ngoài ra, thành phố đặc biệt chú ý đến các vị trí có sạt lở; rà soát phương án hộ đê, bảo vệ trọng điểm đê điều xung yếu, nhất là việc chuẩn bị trên thực tế theo phương châm “bốn tại chỗ ”; tổ chức kiểm tra công tác chuẩn bị theo phương án được duyệt, phân công trách nhiệm cụ thể cho tổ chức, cá nhân, phối hợp với lực lượng quân đội đóng trên địa bàn để chuẩn bị hộ để theo phương án và kế hoạch được phê duyệt.
Tại các địa phương, thường xuyên tổ chức diễn tập phương án hộ đê, kiểm tra việc chuẩn bị vật tư, lực lượng, hậu cần, phương tiện, kỹ thuật, chỉ huy và thông tin hai chiều; thực hiện tốt việc tập huấn cho các lực lượng tham gia công tác hộ để lực lượng xung kích, lực lượng tuần tra canh gác đê. Đồng thời, theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, tình hình lũ, bão và chủ động triển khai hiệu quả công tác hộ đê, ứng phó với lũ lớn xảy ra, đảm bảo an toàn để điều.
Song song với đó là tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức về nguy cơ lũ lớn đến các cấp chính quyền và người dân, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định pháp luật về bảo vệ đê điều…