7 sự thật về nguồn gốc virus SARS-CoV-2 mà con người biết đến lúc này
Xe - Công nghệ - Ngày đăng : 02:34, 22/07/2021
Virus SARS-CoV-2 được ghi nhận lần đầu tiên tại Vũ Hán, Trung Quốc
Vào cuối tháng 12/2019, các cơ quan y tế Trung Quốc đã đưa ra những cảnh báo đầu tiên về một loạt cá ca viêm phổi ở Vũ Hán. Những trường hợp đó hóa ra là các ca nhiễm Covid-19 được báo cáo đầu tiên trên thế giới. Đến đầu tháng 1/2020, các nhà nghiên cứu đã xác định được một loại virus Corona mới đứng sau những trường hợp mắc bệnh này. Sau đó, loại virus đó được đặt tên chính thức là SARS-CoV-2.
Nguồn gốc thứ truyền SARS-CoV-2 sang người chưa được khám phá
Họ hàng gần nhất được biết đến lúc này với SARS-CoV-2 là một loại virus Corona lần đầu được xác định trên dơi móng ngựa ở tỉnh Vân Nam, Trung Quốc vào năm 2013. Loại virus này được các nhà khoa học gọi với cái tên RaTG13, giống 96% bộ gen so với SARS-CoV-2. Tuy nhiên, RaTG13 có một số trình tự di truyền nhất định, có nghĩa là nó không nhảy trực tiếp từ dơi sang người.
Thay vào đó, các nhà khoa học nghi ngờ rằng một số 'tổ tiên' chưa được biết tới của SARS-CoV-2 đã nhảy vào vật chủ trung gian rồi từ vật chủ trung gian này truyền virus sang người. Hiện vật chủ trung gian này cũng chưa được tìm ra. Một số loài động vật như tê tê, chó, rắn được coi là vật chủ trung gian khả dĩ nhất nhưng vẫn chưa có đủ cơ sở khoa học để chứng minh.
Thậm chí, các nhà khoa học cũng không loại trừ trường học chẳng có vật chủ trung gian nào cả và virus SARS-CoV-2 nhảy trực tiếp từ dơi sang người. Tuy nhiên, để chứng mình được điều này thì phải tìm ra được một loại virus ở dơi có liên quan chặt chẽ hơn với SARS-CoV-2.
Trong một điều tra về nguồn gốc của virus SARS-CoV-2 của Tổ chức y tế thế giới (WHO), các nhà nghiên cứu đã kiểm tra hơn 80.000 mẫu từ động vật hoang dã và động vật trong trang trại - gồm cả dơi, gia súc và gà nhưng không phát hiện ra SARS-CoV-2 trong bất kỳ mẫu nào. Vì vậy, một số nhà khoa học đã cho biết để xác định nguồn gốc của loại virus này có thể mất nhiều năm.
Chợ hải sản Hoa Nam có thể không phải là nơi virus lây từ động vật sang người
Nhiều trường hợp nhiễm Covid-19 đầu tiên được nghi ngờ rằng có liên quan đến chợ hải sản Hoa Nam ở Vũ Hán và các nhà nghiên cứu ban đầu nghi ngờ rằng khu chợ này là nơi virus lây từ động vật sang người. Tuy nhiên, các nhà khoa học khi kiểm tra sản phẩm động vật bán tại chợ thì không có thứ gì dương tính với virus SARS-CoV-2.
Hơn nữa, các nhà nghiên cứu sau đó đã phát hiện ra các trường hợp nhiễm Covid-19 thực ra không liên quan đến chợ Hoa Nam. Cuộc điều tra về sau của WHO cũng kết luận rằng việc chợ hải sản Hoa Nam và nguồn gốc của virus SARS-CoV-2 thực ra khó có liên quan đến nhau.
Tuy nhiên, các nghiên cứu khác cho thấy rằng virus SARS-CoV-2 vẫn có khả năng bắt nguồn từ một khu chợ. Một nghiên cứu được công bố vào tháng 6/2021 đã khảo sắt thị trường bán động vật hoang dã ở Vũ Hán từ năm 2017 - 2019 và phát hiện ra có hơn 47.000 động vật từ 38 loài được bán tại các chợ ở đây. Trong số này, có 33 loài được biết đến mang những căn bệnh có thể lây nhiễm sang người.
Một phòng thí nghiệm chuyên biệt ở Vũ Hán đã nghiên cứu virus Corona
Ngay sau khi đại dịch Covid-19 xuất hiện, nhiều người lưu ý rằng Vũ Hán là nơi có một phòng thí nghiệm viurus nổi tiếng, được gọi là viện virus học Vũ Hán. Đây là nơi các nhà khoa học đã nghiên cứu virus Corona, một họ virus bao gồm các nguồn gây bệnh cấp tính nghiêm trọng như SARS hay MARS.
Đây là phòng thí nghiệm 'an toàn sinh học cấp độ 4' đầu tiên của Trung Quốc, có nghĩa là nó đáp ứng tiêu chí để xử lý mầm bệnh nguy hiểm nhất thế giới. Một nhóm các nhà khoa học ở đây đã tập trung vào nghiên cứu virus Corona và phát hiện ra nguồn gốc của đợt bùng phát SARS vào năm 2003. Nhóm này cũng xác định được virus RaTG13.
Chính điều này khiến nhiều người tự hỏi các nhà nghiên cứu tại phòng thí nghiệm này có vô tình nhiễm loại virus Corona mà họ đang tìm hiểu không. Tuy nhiên, không có bằng chứng nào chắc chắn để chứng minh cho giả thuyết này. Đồng thời, không có trình tự gen virus Corona nào trong phòng thí nghiệm được công bố có liên quan chặt chẽ với virus SARS-CoV-2.
WHO cho rằng virus được truyền sang người qua vật chủ trung gian
Báo cáo vào tháng 3/2021 của WHO kết luận rằng sự lân lan virus từ động vật hoang dã sang vật chủ trung gian là 'con đường rất có thể đã xảy ra' đối với sự lây nhiễm ban đầu của SARS-CoV-2 sang người. Nhiều chuyên gia cũng đồng ý với điều này bởi xét cho cùng, các virus Corona khác mới xuất hiện ở người đều có nguồn gốc động vật, như SARS và MERS.
Kistian Andersen, giáo sư miễn dịch và vi sinh tại California (Mỹ) cho biết: 'Mặc dù kịch bản nguồn gốc virus từ trong phòng thí nghiệm và tự nhiên đều có thể xảy ra nhưng các bằng chứng ủng hộ mạnh mẽ cho việc nó xuất phát từ tự nhiên. Giả thuyết về một vụ rò rỉ virus từ phóng thí nghiệm vẫn chỉ là thứ dựa trên các phỏng đoán'.
Lý thuyết virus rò rỉ từ phóng thí nghiệm vẫn có cơ sở
Dù vậy, các chuyên gia cho rằng giả thuyết rò rỉ từ phòng thí nghiệm vẫn là một khả năng cần được điều tra. Vào tháng 5/2021, một nhóm các nhà nghiên cứu đã viết một lá thư được đăng trên tạp chí Science (khoa học), cho rằng giả thuyết virus rò rỉ từ phòng thí nghiệm và xuất phát từ tự nhiên đều có thể tồn tại.
Sự thiếu minh bạch đã cản trở các cuộc điều tra?
Nhiều quốc gia cũng chỉ trích báo cáo của WHO được thực hiện với sự hợp tác của các nhà khoa học Trung Quốc. Họ cho rằng báo cáo này thiếu minh bạch và dữ liệu không đầy đủ. Ngay cả Tổng giám đốc WHO, Tedros Adhanom Ghebreyesus cũng cho biết nhóm nghiên cứu gặp phải vấn đề trong việc tiếp cận nguồn dữ liệu ở Vũ Hán, bao gồm cả dữ liệu về các trường hợp mắc Covid-19 sớm nhất.
Theo một tuyên bố được Nhà Trắng ban hành vào tháng 5, tổng thống Mỹ Joe Biden đã kêu gọi mở cuộc điều tra mới về vấn đề này.
Nguyễn Dương