13 thói quen nên bỏ nếu không muốn sức khỏe tệ hơn hậu Covid-19
Ăn ngon - Sống khỏe - Ngày đăng : 14:46, 19/07/2021
Trong quá trình ở nhà tránh dịch, bạn không nên chủ quan mà sa đà vào những thói quen nên bỏ mà giới chuyên gia khuyên chúng ta nên tránh xa ở bất kì lứa tuổi, hoàn cảnh nào.
1. Ngại khám sức khỏe tổng quát
Không đến gặp bác sĩ chăm sóc chính hoặc kiểm tra y tế là một trong những động thái nguy hiểm nhất đối với sức khỏe của bạn. Darren P. Mareiniss, Tiến sĩ Y Khoa, Trợ lý Giáo sư về Cấp cứu, giải thích: “Không tầm soát ung thư vú, ung thư ruột kết và ung thư tuyến tiền liệt... bạn sẽ bỏ lỡ cơ hội chống lại những căn bệnh này sớm hơn".
2. Ít vận động
Tiến sĩ Mareiness giải thích: “Béo phì tăng nguy cơ cao huyết áp, tiểu đường loại 2, bệnh mạch vành, viêm khớp, ngưng thở khi ngủ và xơ vữa động mạch.
Ít vận động là một thói quen nên bỏ vì chúng còn góp phần làm giảm canxi ở người cao tuổi.
3. Ngủ kém
Tiến sĩ Mareiniss cho biết, thói quen ngủ kém có thể gây ra nhiều tai nạn nghiêm trọng: "Thói quen nên bỏ là ngủ thất thường trong thời gian dài. Điều này có thể làm tăng nguy cơ đau tim, béo phì, tiểu đường và rối loạn nội tiết."
4. Không chăm sóc răng của bạn
Chăm sóc răng miệng luôn phải được ưu tiên. Tiến sĩ Mareiniss cho biết: “Chăm sóc răng miệng sơ sài không chỉ dẫn đến tính thẩm mỹ kém mà còn gây hôi miệng và đau răng. Nó cũng có thể là nguyên nhân gây nhiễm trùng đầu/ cổ và nhiễm trùng toàn thân."
5. Dùng thuốc không đều
"Tùy thuộc vào căn bệnh và loại thuốc, việc không tuân thủ lịch, liều uống thuốc có thể dẫn đến một loạt các tình trạng khẩn cấp", Tiến sĩ Mareiniss nói. Ví dụ, không tuân thủ mức insulin hoặc thuốc uống hạ đường huyết không đều theo đơn được kê ở bệnh nhân tiểu đường có thể dẫn đến trạng thái tăng đường huyết hyperosmolar (HHS) đe dọa tính mạng.
Không tuân thủ liều thuốc là một trong những thói quen nên bỏ.
6. Không tuân theo chế độ ăn kiêng khuyến nghị
Nếu bác sĩ của bạn đề xuất một chế độ ăn uống cụ thể, hãy tuân theo nó. "Đối với bệnh nhân suy tim, không tuân thủ chế độ ăn ít natri có thể dẫn đến đợt đau tim cấp và phải nhập viện", Tiến sĩ Mareiniss nói.
7. Không tiêm vắc-xin
Tiến sĩ Mareiniss giải thích: “Không tiêm chủng đầy đủ khiến bạn có nguy cơ mắc nhiều bệnh nguy hiểm". Mỗi lứa tuổi, giới tính có một số loại vắc-xin cần tiêm như bạch cầu, uốn ván, u xơ cổ tử cung... Bạn nên sắp xếp thời gian để hoàn thành các mũi tiêm cơ bản này.
8. Không tiêm vắc-xin COVID-19
Tiến sĩ Mareiniss cảnh báo: "Tất cả các cá nhân đủ điều kiện nên tiêm chủng. Biến thể Delta vừa dễ lây lại gây chết người hơn so với các biến thể trước đó."
9. Dành quá nhiều thời gian dưới ánh nắng mặt trời
Tiến sĩ Mareiniss nhắc nhở: Không sử dụng kem chống nắng có thể dẫn đến bỏng và tăng nguy cơ ung thư da như u ác tính. Với những người có ít sắc tố da và bệnh nhân có tiền sử gia đình bị ung thư da, nên sử dụng kem chống nắng nhiều hơn".
Phơi nắng quá nhiều khiến bạn gặp nguy hiểm.
10. Không ăn bữa sáng
Niket Sonpal, Tiến sĩ Y Khoa tại NYC Internist cho biết: “Theo một nghiên cứu được xuất bản bởi Tạp chí của Đại học Tim mạch Hoa Kỳ, bỏ bữa sáng có liên quan đến việc tăng nguy cơ phát triển bệnh tim mạch - nguyên nhân tử vong số một ở Mỹ”.
"Khi bỏ bữa sáng, bạn có nhiều khả năng quá trớn trong ngày, dẫn đến tăng huyết áp và tắc nghẽn động mạch".
11. Tập thể dục trong nhiệt độ cao
Huấn luyện viên thể hình Jennifer Conroyd người sáng lập của Fluid Running cảnh báo: "Tập thể dục dưới nắng nóng có thể gây ra những nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng như đột quỵ".
"Khi nhiệt độ bên trong cơ thể bạn tăng lên, máu lưu thông qua da nhiều hơn, hay còn gọi là đổ mồ hôi đấy. Do đó, lượng máu cung cấp cho các cơ sẽ ít hơn, khiến nhịp tim của bạn tăng lên. Cố gắng tập và làm ngơ các dấu hiệu cảnh báo nhiệt mà cơ thể phát ra sẽ rất nguy hiểm".
12. Ăn tối quá nhiều
John Morton, Tiến sĩ Y Khoa tại Yale Medicine và là giáo sư phẫu thuật tại Yale School of Medicine ở New Haven, Conn nói: “Ăn như một nữ hoàng vào bữa sáng, như công chúa cho bữa trưa và một chú chim cho bữa tối. Sự trao đổi chất chậm lại vào ban đêm, hãy cho cơ thể bạn nghỉ ngơi".
13. Hút thuốc
Tiến sĩ Mareiniss giải thích" "Nó không chỉ là nguy cơ đối với mọi loại ung thư mà còn làm tăng khả năng mắc bệnh mạch vành, xơ vữa động mạch, chấn thương thận, tăng huyết áp và đột quỵ, bệnh phổi mãn tính, ung thư phổi".
Gbolahan Okubadejo, Bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình và cột sống ở NYC tiết lộ: "Hút thuốc liên tục có thể gây giảm mật độ xương và tăng nguy cơ loãng xương. Xương yếu có thể gây gãy cột sống từ các hoạt động đơn giản như ngã và trong trường hợp nghiêm trọng, thậm chí là hắt hơi".