Phiên bản gốc hấp dẫn bao nhiêu, đến khi được Việt hóa thì những gameshow này lại 'thảm họa' bấy nhiêu

Xem - nghe - đọc - Ngày đăng : 20:20, 05/07/2021

Dẫu được mua bản quyền và biến tấu lại cho phù hợp với văn hóa người Việt, thế nhưng hầu hết những gameshow dưới đây đều bị đánh giá là phá nát bản gốc.

Khoảng 2,3 năm trước, Việt Nam cực thịnh hành trào lưu "Việt hóa" gameshow nước ngoài, tức là không cần bỏ ra chất xám để sáng tạo một chương trình hoàn toàn mới, các nhà sản xuất chỉ cần mua bản quyền những gameshow sẵn có, sau đó thay đổi một chút format là đã có thể lên sóng. Thế nhưng, không phải "món ăn" mới nào khi về Việt Nam cũng được ủng hộ, đặc biệt là những trường hợp biến tướng, phá nát bản gốc nhưng lại được lý giải theo chiều hướng: chỉnh sửa cho phù hợp với quan điểm của người Việt.

Vì yêu mà đến

"Vì yêu mà đến" được mua bản quyền từ "Phi thường hoàn mỹ" - một trong những show hẹn hò nổi tiếng vào bậc nhất nhì Trung Quốc với sự tham gia của hàng loạt nam khách mời điển trai và đặc biệt là hầu như không có liên quan gì đến giới showbiz. Theo đó, các cô gái đăng kí tham gia sẽ có cơ hội tỏ tình với người mình mến và nếu may mắn sẽ đưa được "một nửa" của mình rời chương trình. Cũng bởi là người bình thường, thế nên dù có đồng ý hẹn hò rồi sau đó chia tay chóng vánh như cặp đôi Tùy Vũ Thần - Hàn Bân Bân thì khách mời cũng không lo ngại bị anti hay tẩy chay.

phi thường hoàn mỹ

"Phi thường hoàn mỹ" - một trong những chương trình ăn khách vào bậc nhất ở Trung Quốc

Thế nhưng, khi về Việt Nam, "Vì yêu mà đến" lại có sự xuất hiện của toàn những khách mời nổi tiếng, không làm ca sĩ, rapper thì cũng là diễn viên, MC, lại thêm lượng người hâm mộ hùng hậu khiến nhiều cô gái bị ném đá chỉ vì bày trò tỏ tình quá lố.

vì yêu mà đến phiên bản nam

vì yêu mà đến phiên bản nữ

Dẫu ở phiên bản nam hay nữ thì dàn khách mời của "Vì yêu mà đến" cũng chỉ toàn những người nổi tiếng

Trong khi ở bản Trung có đến 15 khách mời, thì bản Việt chỉ có sự xuất hiện của 8 mỹ nam ít ỏi, tất cả đều là ngôi sao, hot boy hoặc làm những công việc liên quan đến nghệ thuật

dương kiến bang phi thường hoàn mỹ

Và nếu như "Phi thường hoàn mỹ" tạo ra ngôi sao, điển hình như Dương Kiến Bang, thì "Vì yêu mà đến" lại bị cho là dùng ngôi sao để câu rating

Một trong những lý do khác khiến "Vì yêu mà đến" bị chỉ trích gay gắt là vì đã thay đổi hoàn toàn ý nghĩa và thông điệp của chương trình gốc. Bởi trong khi các cặp đôi bước ra từ "Phi thường hoàn mỹ" đồng ý hẹn hò thì ở phiên bản Việt Nam lại chỉ đồng ý tìm hiểu. Thế mới có chuyện, cái kết có hậu giữa MC Quang Bảo và nữ sinh Cao Vy bị nghi là dàn dựng để kéo rating và tránh lời dèm pha. Chưa kể, sau khi Cao Vy bị nghi có liên quan đến đường dây bán dâm nghìn đô, nhà sản xuất đã quyết định gõ bỏ tập có cặp đôi này.

mc quang bảo rời vì yêu mà đến

Nhiều người cho rằng, MC Quang Bảo đồng ý ra về với Cao Vy là vì muốn rời chương trình

Ngoài ra, những màn tỏ tình tại "Vì yêu mà đến" cũng bị chê bai là gượng ép, không khác gì học thuộc, hay nói chính xác hơn thì đây là cơ hội để fan gặp gỡ thần tượng một lần. Điều này cũng là dễ hiểu bởi mỗi cô gái chỉ có từ 5-10 phút để giới thiệu bản thân, đi kèm với đó là bày tỏ rung động với một chàng trai - thời gian quá ngắn ngủi để các khách mời nam có thể quyết định ra về. Tiếp đó, "Vì yêu mà đến" cũng cắt bỏ hoàn toàn phần từ khóa của khách mời nữ, đồng thời cũng làm mất cơ hội để các nam thần tìm hiểu đối phương.

phi thường hoàn mỹ

Những màn tỏ tình trong "Phi thường hoàn mỹ" cầu kì và lãng mạn bao nhiêu

chương trình vì yêu mà đến

thì tại "Vì yêu mà đến" lại sơ sài và đúng kiểu "trả bài" bấy nhiêu

Cuối cùng, các nhân vật nam nữ chính trong chương trình cũng dính phải không ít ồn ào như: cặp kè với người có gia đình, vừa nhận lời tỏ tình đã quay ra bóc phốt, bêu riếu nhau,... Thậm chí, Karik từng đồng ý ra về với cô nàng Huyền Thương nhưng sau 2 lần gặp gỡ ngoài đời thực đã quyết định "đường ai nấy đi".

Vì yêu mà đến, tập Karik quyết định ra về cùng Huyền Thương

Giọng ải giọng ai

Đây được coi là chương trình đầu tiên dành cho những giọng ca "thảm họa" có cơ hội thể hiện năng lực của bản thân dẫu sau đó nhận được là tràng cười không dứt từ khán giả và các khách mời. Tất nhiên, để tìm được những thí sinh "mù âm nhạc" và loại dần qua 3 vòng thi là Hóa thân, Siêu diễn và Lộ diện, rất cần sự phán đoán chính xác và một chút may mắn từ phía giám khảo. Cũng nhờ đó mà không ít tình huống "dở khóc dở cười" đã diễn ra tại sân khấu này hay khán giả cũng tìm được khá nhiều gương mặt triển vọng với giọng hát hay không kém ca sĩ.

giọng ải giọng ai

"Giọng ải giọng ải" - gameshow sinh ra để dành cho những "thảm họa âm nhạc"

Được biết, "Giọng ải giọng ải" được mua bản quyền từ "I Can See Your Voice" - một trong những chương trình truyền hình ăn khách nhất Hàn Quốc. Theo format chuẩn, chương trình sẽ đưa ra một nhóm người chơi, trong đó có một số người hát hay và có người không thể hát, thậm chí hát dở không tưởng tượng nổi. Những ca sĩ được mời tới sẽ xem xét thí sinh và có những gợi ý để tìm ra đối tượng thực sự có chất giọng tốt. Nếu người được chọn không thể hát, họ sẽ thắng giải thưởng trị giá 5.000.000 won (khoảng 100.000.000 VNĐ). Ngược lại, người được chọn mà hát tốt sẽ được song ca cùng ca sĩ đó và ra mắt một single.

i can see your voice bản hàn

Công bằng mà nói, "Giọng ải giọng ai" không bị ném đá nhiệt tình như "Vì yêu mà đến" bởi khán giả vẫn được thư giãn sau mỗi tập phát sóng. Thế nhưng, format của chương trình này đã bị thay đổi khá nhiều so với phiên bản gốc, nhất là ở giải thưởng cuối cùng - sẽ được ra mắt một single. Hơn nữa, trong khi "I Can See Your Voice" tập trung vào phần phân tích giọng hát của thí sinh thì "Giọng ải giọng ai" đôi khi lại quá sa đà vào những trò cười nhàm chán của Trấn Thành và Trường Giang. Tiếp đó, biểu cảm thái quá của giám khảo và khán giả khi chẳng may có thí sinh hát dở cũng bị coi là đang xúc phạm những cá nhân này - điều mà ở bản gốc không hề được cường điệu.

i can see your voice bản hàn

Trong khi "I Can See Your Voice" tập trung vào đối tượng thí sinh

i can see your voice bản hàn 1

và tìm ra không ít nhân tố tiềm ẩn

i can see your voice bản hàn 2

ngay cả LIME cũng đã tham gia

giọng ải giọng ai

thì "Giọng ải giọng ai" lại mất thời gian để Trấn Thành và Trường Giang diễn hài

giọng ải giọng ai

đôi khi còn quá sa đà vào những trò lố của các khách mời và thí sinh

Riêng Trấn Thành còn từng bị chỉ trích vì cố tình kéo đàn em trong nhóm Cờ cá ngựa vào làm náo loạn chương trình, chiếm spotlight của khách mời lẫn thí sinh khác

Ngoài 2 gameshow bị chê trách nhiều nhất trên đây, "Mặt nạ ngôi sao" hay "Ca sĩ giấu mặt" - những chương trình được mua bản quyền từ Hàn Quốc cũng vướng vào không ít ồn ào như: mua giải tại "Ca sĩ giấu mặt" mùa 2 hay Trường Giang để "mặt đưa đám" lên sóng truyền hình gameshow "Mặt nạ ngôi sao" khiến khán giả phẫn nộ,... Chưa kể, hầu hết các gameshow thực tế tại Việt Nam hiện nay đều mắc phải một lỗi nghiêm trọng là để khách mời nói quá nhiều và có khi là đem thí sinh ra làm trò cười.

ca sĩ giấu mặt

"Ca sĩ giấu mặt"

mặt nạ ngôi sao

và "Mặt nạ ngôi sao" dù không dính phốt vẫn cứ bị so sánh là sơ sài và nhàm chán hơn so với bản gốc.

T.H (tổng hợp),