Virus chết người gây bệnh đậu mùa đã xuất hiện sớm hơn 1.000 năm
Khoa học - Ngày đăng : 10:11, 25/07/2020
Tuy nhiên, những bằng chứng mới cho thấy căn bệnh chết người này đã tấn công loài người sớm hơn nhiều so với những gì chúng ta từng biết.
Một trong những bộ xương của người Viking được khai quật từ các địa điểm trên khắp Bắc Âu, các nhà khoa học đã trích xuất các chủng bệnh đậu mùa mới.
Các chủng bệnh đậu mùa cổ đại có một kiểu gene hoạt động và không hoạt động rất khác biệt so với virus hiện đại, tiến sĩ Barbara Mühlemann, thuộc Đại học Cambridge, cho biết.
Có nhiều cách virus có thể phân kỳ và biến đổi thành các chủng nhẹ hơn hoặc nguy hiểm hơn. Đây là một cái nhìn sâu sắc đáng kể về các bước mà virus variola (virus gây ra bệnh đậu mùa) đã thực hiện trong quá trình tiến hóa của nó.
Bệnh đậu mùa là bệnh lây từ người sang người qua các giọt bắn. Bằng chứng di truyền sớm nhất được tìm thấy trước nghiên cứu này có từ giữa những năm 1600, nhưng Mühlemann và các đồng nghiệp đã phát hiện ra các chủng đậu mùa đã tuyệt chủng ở 11 cá thể nằm trong các khu chôn cất thời Viking ở Đan Mạch, Na Uy, Thụy Điển, Nga và Vương quốc Anh, có niên đại gần 1.400 năm trước. Trên thực tế, cách sống của người Viking cũng có thể là một phần giúp lan truyền căn bệnh này.
Giáo sư Eske Willerslev đến từ Đại học Cambridge cho biết, người Viking di chuyển khắp châu Âu và hơn thế nữa. Người dân du lịch vòng quanh thế giới nhanh chóng lây lan Covid-19 và nó giống người Viking truyền bệnh đậu mùa cũng như vậy. Tuy nhiên, họ di chuyển bằng tàu chứ không phải bằng máy bay.
Nghiên cứu mới được công bố đã giúp làm sáng tỏ lịch sử khá rõ ràng của virus variola. Thật vậy, người ta không biết làm thế nào virus lần đầu tiên lây nhiễm sang người, nhưng giống như Covid-19, nó có thể liên quan với động vật.
Mặc dù không biết liệu chủng virus này có gây chết người như virus hiện đại, đã giết chết khoảng một phần ba số người mắc bệnh hay không, nhưng kiến thức về sự tồn tại của nó hơn 1.400 năm trước có thể giúp bảo vệ chúng ta trong hiện tại.