'Con gà có trước hay quả trứng có trước?' - giới khoa học đã tìm ra manh mối 9500 tuổi để trả lời câu hỏi này

Thiên nhiên - Môi trường - Ngày đăng : 08:42, 15/07/2020

Chỉ là câu hỏi đánh đố về bọn gà mà khiến nhiều thế hệ khoa học gia vò đầu bứt tai. May mà cũng sắp giải quyết được rồi.

Từ trước tới nay, có một câu hỏi đã khiến bao nhiêu thế hệ phải vò đầu bứt tai, đêm nằm vỗ gối ngủ không ngon, thậm chí là sứt mẻ tình cảm... Đó chính là: "Con gà có trước hay quả trứng có trước"!

Trong một nghiên cứu mang tính "đột phá" tới từ Viện Động vật học Côn Minh, các nhà khoa học đã phát hiện con gà đầu tiên trên thế giới xuất hiện từ 9.500 năm trước tại khu vực Đông Nam Á. Nghiên cứu của họ đã bác bỏ những tuyên bố trước đây cho rằng gà được thuần hóa ở miền bắc Trung Quốc và Thung lũng lưu vực sông Ấn.

Nhà khoa học vĩ đại Charles Darwin đã từng tuyên bố "ông tổ" của mọi loài gà thuần hóa trên thế giới là gà rừng đỏ, thế nhưng mọi chuyện lại có vẻ không đơn giản như vậy. Thay vào đó, gà rừng đỏ có khả năng đã lai với giống gà lôi phía bắc Đông Nam Á hoặc miền nam Trung Quốc để ra được giống gà như bây giờ.

Con gà có trước hay quả trứng có trước? - giới khoa học đã tìm ra manh mối 9500 tuổi để trả lời câu hỏi này - Ảnh 1.

Chân dung gà rừng đỏ.

Con gà có trước hay quả trứng có trước? - giới khoa học đã tìm ra manh mối 9500 tuổi để trả lời câu hỏi này - Ảnh 2.

Hình ảnh gà lôi trắng.

Tuy nhiên, một nhóm nghiên cứu tại Viện Động vật học Côn Minh đã phân tích bộ gen đầy đủ của 863 loài gia cầm và so sánh từng mẫu với nhau. Với sự trợ giúp của nhà khoa học Jianlin Han, người đã dành 20 năm để sưu tầm mẫu gà nuôi và gà rừng ở hơn 120 ngôi làng trên khắp châu Á và châu Phi, họ đã xác định những loài gà được thuần hóa ở khu vực Myanmar, Lào, Thái Lan,...

Các nhà khoa học Châu Âu cho rằng những phát hiện này có khả năng tiết lộ toàn bộ mạng lưới nông nghiệp và thương mại khu vực Châu Á trong quá khứ.

Con gà có trước hay quả trứng có trước? - giới khoa học đã tìm ra manh mối 9500 tuổi để trả lời câu hỏi này - Ảnh 3.

Ảnh minh họa.

Các nhà nghiên cứu hiện đang hợp tác chặt chẽ với các nhà khảo cổ học để thu thập xương và tạo ra bộ dữ liệu khổng lồ về hơn 1.500 bộ gen gà từ châu Á, châu Âu và châu Phi. Han hy vọng rằng nghiên cứu sẽ làm sáng tỏ về khả năng phòng bệnh tật và tăng sản lượng trứng.

Lần tới, nếu ai hỏi bạn "gà hay quả trứng có trước", thì hãy bình tĩnh trả lời: "Cái gì có trước không quan trọng, quan trọng là chúng đều 'bơi' vào mồm chúng ta!".