Đám mây bụi Sahara quét qua Đại Tây Dương lớn nhất từ trước đến nay

Thiên nhiên - Môi trường - Ngày đăng : 15:43, 14/07/2020

Đám mây bụi là một hiện tượng tự nhiên, là một phần của chu kỳ dinh dưỡng của Trái đất.

Chúng xảy ra khi những cơn gió có tốc độ cao cuốn những hạt khô nhỏ từ bề mặt Trái đất lên và mang theo chúng đi xa.

Đám mây bụi Sahara quét qua Đại Tây Dương lớn nhất từ trước đến nay - 1
Mỗi mùa hè, những đám mây bụi từ sa mạc Sahara của châu Phi đều sẽ di chuyển qua Đại Tây Dương.

Chúng thường không lớn như vậy và cuối cùng sẽ chìm xuống đại dương. Nhưng đám mây bụi lần này lại bay thẳng đến Mỹ.

Các mắt vệ tinh sắc bén đã quan sát được đám mây khi nó phát triển và hướng ra biển. Các vệ tinh Copernicus Sentinel và Aeolus của ESA đã theo dõi tiến trình đám mây này. Vì nó có khối lượng quá lớn nên được đặt biệt danh là Godzilla.

Tên khí tượng của đám mây bụi này là Lớp không khí Sahara (Sahara Air Layer - SAL). Các SAL hình thành từ cuối mùa xuân đến đầu mùa thu. Những cơn gió bề mặt mạnh cuốn những hạt bụi, tung lên không trung và đẩy chúng trôi lững lờ trên Đại Tây Dương.

Nếu điều kiện phù hợp, bụi có thể được đẩy đến tầng đối lưu phía trên và được cuốn đi đến Caribbean hoặc Hoa Kỳ, một hành trình dài 8.000 km (5.000 dặm).

Ghi nhận về các đám mây bụi Sahara đã có được khoảng 20 năm và đây là một trong những kỷ lục lớn nhất. Việc những hạt bụi này đến Mỹ là bình thường, nhưng đám mây bụi lần này đặc biệt lớn. NOAA nói rằng nó lớn hơn các đám mây bụi bình thường khoảng 60% đến 70%.

Hình ảnh dưới đây là từ ngày 19 tháng 6 năm 2020. Đây là hình ảnh tổng hợp từ vệ tinh Copernicus Sentinel-5P và Vệ tinh Aeolus. Lớp cơ sở là chỉ số bụi mịn màu vàng sáng từ 5P và Aeolus aerosol và sự hình thành đám mây được đặt lên trên.

Đám mây bụi Sahara quét qua Đại Tây Dương lớn nhất từ trước đến nay - 2
Đám mây bụi sa mạc bay qua Đại Tây Dương được quan sát bởi Aeolus và Sentinel-5P

Dữ liệu Aeolus là duy nhất bởi vì đây là vệ tinh đầu tiên được thiết kế để thu nhận các thông tin về gió của Trái đất trên phạm vi toàn cầu. Nó giúp xây dựng các dự báo và mô hình tinh vi hơn nhiều, một phần là do nó có thể xác định độ cao của gió với độ chính xác cao hơn. Nó có thể xác định chiều cao lớp bụi đang bay qua, và trong hình ảnh này, Aeolus cho thấy phần lớn đám bụi đang cách mặt đất 3-6 km (1,8-3,7 dặm).

Các cơ quan không gian khác nhau đều có một đội vệ tinh giám sát Trái đất và chúng có khả năng theo dõi sát sao những thứ như đám mây bụi này. Mỗi vệ tinh là một tập hợp các thiết bị khác nhau và chúng mang đến cho chúng ta sự hiểu biết đầy đủ hơn về các sự kiện khí quyển đang diễn ra trênTrái đất.

Đám mây bụi Sahara quét qua Đại Tây Dương lớn nhất từ trước đến nay - 3
Đám mây bụi Sahara bao phủ Sao Filippe

Mặc dù sự xuất hiện của nó trong hình ảnh vệ tinh chỉ là dự đoán, nhưng đám mây bụi thực sự có thể lại là tin tốt. Theo NOAA, những đám mây bụi này có khả năng ức chế sự hình thành của bão. Hơn nữa, còn có thể ngăn chặn những hiện tượng đang dần trở nên mạnh mẽ và có sức phá hoại lớn hơn.

Bụi cũng là nguồn dinh dưỡng cho thực vật phù du, thực vật biển nhỏ bé nổi gần bề mặt đại dương. Thực vật phù du rất quan trọng đối với mạng lưới thức ăn, vì chúng cung cấp thức ăn cho động vật bậc cao hơn trong chuỗi thức ăn. Thực vật phù du cũng quang hợp, tạo ra oxy cho sinh quyển.

Các đám mây bụi cũng bổ sung chất dinh dưỡng cho những khu vực ở xa như rừng mưa Amazon. Những cơn mưa lớn và thường xuyên ở đó có thể làm cạn kiệt các chất dinh dưỡng thiết yếu. Nếu không có những đám mây bụi này, Amazon có thể sẽ không có được sự đa dạng sinh học tuyệt vời và sẽ không có một mạng lưới thức ăn phức tạp đến vậy.

Nhưng những đám mây bụi cũng mang đến tin xấu. Đám mây có thể kích thích các cảnh báo chất lượng không khí, và có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe, đặc biệt đối với những người có bệnh tiềm ẩn. Điều này một phần là do bụi đã di chuyển rất xa, khiến nhiều hạt lớn hơn rơi xuống bề mặt Trái Đất. Những hạt còn lại là các hạt nhỏ hơn, nguy hiểm nhất đối với con người.