Hố sụt ở Ý bất ngờ lộ ra những viên đá nghìn năm tuổi từ thời La Mã

Thiên nhiên - Môi trường - Ngày đăng : 10:34, 14/05/2020

Một hố sâu bất ngờ xuất hiện trước cửa đền Pantheon ở Rome làm lộ ra những viên đá lát đường của đế quốc La Mã được đặt cách đây hàng thiên niên kỷ.
Hố sụt ở Ý bất ngờ lộ ra những viên đá nghìn năm tuổi từ thời La Mã - 1
Hố sụt ở Ý mới xuất hiện.

Hố chìm nằm ở Piazza della Rotonda rộng gần 1 mét vuông và sâu hơn 2,5 m. Bên trong hố, các nhà khảo cổ tìm thấy bảy phiến đá cổ làm bằng travertine một dạng đá vôi lắng đọng bởi suối khoáng.

May mắn là khi hố sụt xuất hiện không ai bị thương bởi vì quảng trường đông đúc này vắng tanh do đại dịch Covid-19. Những hố sụt bất thường như thế này đang trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến ở Rome.

Theo Daniela Porro, đại diện cơ quan quản lý Rome cho biết, những viên đá được phát hiện bởi hố chìm được xác định tạo ra vào khoảng thời gian mà Pantheon được xây dựng từ 27 đến 25 trước Công Nguyên. Chúng có thể được thiết kế bởi Marcus Agrippa, một người bạn của Hoàng đế Augustus. Tuy nhiên, Pantheon và quảng trường đã được xây dựng lại hoàn toàn vào khoảng giữa năm 118 và 128 bởi hoàng đế Hadrian, và khu vực này đã được sửa đổi thêm vào đầu thế kỷ thứ ba bởi các hoàng đế Septimius Severus và Caracalla. Phát hiện này thực sự là một khám phá đáng chú ý bởi các tấm đá lần đầu được tìm thấy vào những năm 1990.

Hố sụt được gọi là "voragine" trong tiếng Ý, hiện khá phổ biến ở Rome. Trong hầu hết 100 năm qua, Rome có khoảng 30 lần xuất hiện các hố sụt. Nhưng con số đó bắt đầu tăng gấp ba lần bắt đầu từ năm 2009. Năm 2018, thành phố đã thống kê được 175 hố sụt kỷ lục và năm 2019 là 100 lần.

Điều gì gây ra những hố sụt này vẫn là vấn đề được quan tâm. Nguyên nhân có thể do những mỏ khai thác đá, đào hầm và xây dựng hầm mộ, đã làm cho mặt đất không ổn định, đặc biệt là sau khi mưa lớn.

"Khu vực nhạy cảm nhất là phía đông của Rome, nơi các vật liệu được khai thác vào thời cổ đại. Nguyên nhân chính của một hố chìm trong thành phố là sự hiện diện của một khoang ngầm”, nhà địa chất học Stefania Nisio cho biết.

Ngoài ra, phần lớn Rome nằm trên vùng đất cát mềm, dễ bị xói mòn bởi nước và bị rung chuyển bởi những rung động của ô tô.

Các nhà lãnh đạo thành phố đã công bố một kế hoạch trị giá hàng triệu euro để sửa chữa đường phố vào năm 2018, nhưng tiến độ khá chậm. Cho đến khi những nâng cấp này được thực hiện, hố sụt có thể tiếp tục tiết lộ kiến ​​trúc và các cổ vật cổ đại, chẳng hạn như những viên đá lát đường này.

"Đây là bằng chứng thêm về sự giàu có về khảo cổ học không thể đo đếm được của Rome", ông Daniela Porro nói.