5 dấu hiệu dễ bị bỏ qua, cảnh báo cơ thể đang mắc ung thư giai đoạn đầu

Ăn ngon - Sống khỏe - Ngày đăng : 09:47, 17/04/2021

Ai cũng nghĩ mắc ung thư thì sẽ gây đau nhưng ở giai đoạn đầu, dấu hiệu của ung thư sẽ không hề đau vì vậy rất khó phát hiện.

Những căn bệnh về thể chất, đặc biệt là ung thư, thường không xuất hiện đột ngột mà có liên quan đến thói quen sinh hoạt không lành mạnh của chúng ta.

Khi nói đến ung thư, người ta sẽ sợ hãi cho rằng đó là án tử, rơi vào ai thì người đó chịu. Xong thực tế, theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới: 1/3 số bệnh ung thư hoàn toàn có thể phòng ngừa được, 1/3 số bệnh ung thư có thể chữa khỏi nhờ phát hiện sớm và 1/3 số bệnh ung thư có thể điều trị bằng các biện pháp y tế để kéo dài sự sống và giảm đau.

20190905_131903_209507_u-ac-tinh-khac-u-la.max-1800x1800.jpg

Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng: Bệnh nhân ung thư gan tiến triển từ tế bào gan bình thường, sau đó tăng sinh bất thường, xuất hiện các tổn thương tiền ung thư rồi mới gây ung thư gan, quá trình này có thể kéo dài đến 10 - 20 năm. Trong khoảng thời gian này, nếu như bệnh nhân có thể phát hiện các tổn thương ung thư, họ có thể đi khám và điều trị kịp thời, có thể chữa lành hoặc làm chậm sự phát triển của ung thư gan.

Cách tốt nhất để bảo vệ bản thân là hiểu đúng về bệnh ung thư, hiểu những dấu hiệu cảnh báo sớm của cơ thể, từ đó phòng và chữa bệnh một cách khoa học.

Ung thư vì sao hầu như không có triệu chứng trong giai đoạn đầu?

Hầu hết các bệnh ung thư đều không có triệu chứng trong giai đoạn đầu, thậm chí nếu có biểu hiện thì chúng rất nhẹ và dễ bị bỏ qua, tại sao vậy?

Bởi vì lúc này khối u còn nhỏ nên mức độ tổn thương đối với cơ thể con người cũng rất nhỏ. Hơn nữa ở giai đoạn này, khối u ấy phải "đối đầu" với các hệ miễn dịch, hai bên cố gắng để duy trì trạng thái ổn định nên không biểu hiện các triệu chứng như đau dữ dội.

Ngược lại, khi cơ thể xuất hiện dấu hiệu đau thì nghĩa là miễn dịch của con người đã "thua trận", tế bào ung thư thoát khỏi sự kiềm chế của hệ thống miễn dịch và bắt đầu tấn công các cơ quan khác.

5 dấu hiệu KHÔNG HỀ ĐAU của bệnh ung thư

Không có triệu chứng trong giai đoạn đầu của bệnh ung thư, nhưng không có nghĩa là cơ thể chúng ta không phát ra tín hiệu nguy hiểm. Các tế bào miễn dịch của con người cực kỳ nhạy cảm. Khi có tế bào đột biến, nó sẽ có một phản ứng bất thường nhẹ, nhưng lại rất dễ bị bỏ qua. Hãy cảnh giác với 5 tín hiệu sau đây của cơ thể.

1. Chảy máu không thể giải thích được

Ngoại trừ thời kỳ kinh nguyệt của phụ nữ, việc chảy máu đột ngột ở bất kỳ cơ quan nào trên cơ thể đều là biểu hiện bất thường, có khả năng là tín hiệu cảnh báo sớm các khối u trên cơ thể. Chảy máu thường gặp nhất là chảy máu mũi, ho ra máu và lẫn máu trong phân... có thể là dấu hiệu của ung thư phổi, ung thư vòm họng, ung thư đại trực tràng...

mui-bi-chay-mau-dong.jpg

2. Sốt liên tục

Sốt là phản ứng của các tế bào của con người đối với các bệnh nhiễm trùng khác nhau. Thông thường, cảm lạnh hoặc nhiễm trùng do vi khuẩn sẽ gây ra sốt nhưng sẽ không kéo dài quá lâu. Nếu sốt tiếp tục kéo dài hơn một tuần, thì bạn phải xem xét các bệnh khác ngoài cảm lạnh. Hầu hết bệnh ung thư giai đoạn đầu đều có triệu chứng sốt, chủ yếu là sốt nhẹ kéo dài 37 đến 38 độ C, đi kèm cảm giác mệt mỏi, cơ thể yếu ớt.

tumblr-mz7sebJwj91qzhokmo1-128-7197-8224-1416844879.jpg

3. Giảm cân không rõ lý do

Nếu bạn không cố tình giảm cân mà cân nặng vẫn sụt nhanh trong thời gian ngắn thì có nghĩa là chức năng cơ thể đang có vấn đề, có thể là do khối u ác tính gây nên, và bạn cần đi khám kịp thời.

4. Xuất hiện các cục u bất thường

Các cục u bất thường xuất hiện trên cơ thể là đặc điểm rõ ràng nhất mà hầu hết các khối u có thể biểu hiện trong giai đoạn đầu. Khi các cục u dai dẳng hoặc tăng nhanh trên bề mặt của cơ thể, ví dụ như cục u bất thường trên vú, trên cổ, không đối xứng hai bên và có dấu hiệu lớn dần thì tốt nhất nên đến bệnh viện để kiểm tra thêm.

5. Khó nuốt và khó tiêu

Nếu thời gian gần đây, bạn cảm thấy khó nuốt, cổ họng vướng víu mà không liên quan đến chứng cảm cúm hay viêm họng nào thì nên đi khám thực quản sớm vì nó có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư thực quản. Ngoài ra, khi ăn uống ở chế độ bình thường mà bạn vẫn thường xuyên bị đầy hơi, khó tiêu, thậm chí còn có cảm giác đau ở rốn, bụng thì rất có thể bạn đã mắc bệnh dạ dày hay xuất hiện khối u nào đó ở hệ thống tiêu hóa.

682c1540e90a0cf096b9739e015eeb26.jpg

Chúng ta nên làm gì để phòng chống bệnh ung thư?

Ung thư ở giai đoạn đầu hầu như không có triệu chứng gì khiến nhiều người phát hiện bệnh ở giai đoạn giữa và cuối khiến bệnh khó điều trị, rút ngắn thời gian sống.

Bác sĩ đề nghị những người trên 40 tuổi nên khám sức khỏe để phòng ngừa ung thư hàng năm. Khác với khám sức khỏe thông thường, cần thực hiện tầm soát khối u tương ứng tùy theo tình trạng cá nhân mỗi người bao gồm:

- Yếu tố giới tính

Phụ nữ tập trung vào tầm soát ung thư cổ tử cung, tầm soát ung thư vú, khám tử cung, buồng trứng và các khám phụ khoa khác. Trọng tâm của việc tầm soát phòng chống ung thư cho nam giới là tầm soát ngăn ngừa ung thư tuyến tiền liệt, tuyến tụy, tinh hoàn...

175641_bac_si_tiin.jpg

- Yếu tố nghề nghiệp

Các khối u sẽ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố môi trường. Những người ở những khu vực ô nhiễm nặng, và một số nhóm nghề nghiệp có nguy cơ cao cần phải khám sức khỏe chống ung thư thường xuyên.

- Yếu tố di truyền

Một số loại ung thư do gen di truyền, nếu trong gia đình có nhiều thế hệ mắc cùng một bệnh ung thư thì cần khám sức khỏe tổng quát định kỳ và tầm soát loại ung thư đó.

Theo cuốn sách “Dấu vết ung thư” do Viện Ung thư Hoa Kỳ xuất bản, 77% trường hợp ung thư là do lối sống, trong đó di truyền chiếm 14% và môi trường chiếm 9%. Nói cách khác, sự xuất hiện của hầu hết các khối u có liên quan mật thiết đến lối sống không lành mạnh của chúng ta. Trong cuộc sống, điều chúng ta có thể làm là đi ngủ sớm và dậy sớm, không hút thuốc, ít uống rượu, tập thể dục thường xuyên, ăn nhiều rau quả để kiểm soát cân nặng, béo phì có thể gây ra nhiều bệnh, trong đó có khối u.

(Nguồn: People's Daily, QQ)