Đèn đường ánh sáng xanh có thể làm tăng nguy cơ... ung thư đại tràng
Ăn ngon - Sống khỏe - Ngày đăng : 11:06, 02/08/2020
Các thành phố trên khắp thế giới đang ngày càng chuyển sang sử dụng đèn đường phát ra ánh sáng xanh. Nó cũng phổ biến trong điện thoại thông minh, máy tính xách tay và máy tính bảng. Mới đây, một nghiên cứu đã cho rằng việc tiếp xúc quá nhiều với ánh sáng phổ màu xanh có thể làm tăng tỷ lệ mắc bệnh ung thư đại tràng ở người.
Nhóm các nhà nghiên cứu Tây Ban Nha cho biết trong các nghiên cứu trước đây đều cho rằng ánh sáng xanh phát ra từ hầu hết các đèn LED trắng, máy tính bảng, điện thoại có liên quan đến các bệnh như rối loạn giấc ngủ, béo phì và tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư khác nhau, đặc biệt là giữa những người thường xuyên làm việc vào ban đêm. Một nghiên cứu khác cũng tìm thấy mối liên hệ giữa ánh sáng xanh dẫn đến tăng nguy cơ ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt.
"Sử dụng phương pháp tương tự như nghiên cứu trước đây, chúng tôi đã phân tích mối quan hệ giữa phơi nhiễm với ánh sáng nhân tạo và ung thư đại tràng, loại ung thư phổ biến thứ ba trên toàn thế giới sau ung thư phổi, ung thư vú", nhà nghiên cứu Manolis Kogevinas, thuộc Viện nghiên cứu sức khỏe toàn cầu Barcelona cho biết.
Đối với nghiên cứu mới, Kogevinas cùng các đồng nghiệp đã theo dõi dữ liệu của khoảng 2.000 người trưởng thành sống ở Barcelona và Madrid. Trong nhóm này, 660 người bị ung thư đại tràng trong khi phần còn lại được chọn ngẫu nhiên từ dân số nói chung. Những người thường xuyên làm đêm không được tham gia vào nghiên cứu.
"Tiếp xúc vào ban đêm với ánh sáng, đặc biệt là ánh sáng phổ màu xanh lam, có thể làm giảm quá trình sản xuất, bài tiết melatonin, tùy thuộc vào cường độ và bước sóng của ánh sáng. Nghiên cứu về tác động tiềm tàng của việc tiếp xúc với ánh sáng vẫn còn ở giai đoạn sơ khai, vì vậy cần nhiều nghiên cứu hơn để đưa ra các khuyến nghị dựa trên bằng chứng để ngăn chặn kết quả bất lợi”, Kogevinas thông tin.
Nhóm nghiên cứu cũng nhấn mạnh rằng khó để tính đến các yếu tố nhất định trong nghiên cứu của họ. Ví dụ, nhóm đã dựa vào hình ảnh vệ tinh để đánh giá lượng ánh sáng xanh phát ra vào ban đêm ở nhiều địa phương khác nhau. Nhưng nghiên cứu không thể giải thích cho việc sử dụng cửa chớp có đèn chiếu sáng vào ban đêm trên cửa sổ, một đặc điểm phổ biến đối với nhà ở Tây Ban Nha. Vì vậy, nghiên cứu thực sự đang cố gắng ở mức độ cao đánh giá tiếp xúc với ánh sáng khi mọi người ở bên ngoài vào ban đêm.
Nghiên cứu mới được cho đang mở rộng ý tưởng về ô nhiễm ánh sáng thành một thứ có thể gây hậu quả sinh học, tiến sĩ Arun Swaminath, người đứng đầu Chương trình bệnh kiểm soát viêm ruột tại Bệnh viện Lenox Hill ở thành phố New York cho biết.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều câu hỏi chưa được trả lời, đặc biệt thực tế là việc tiếp xúc với ánh sáng xanh của người tham gia đã thu được trước đây, nhưng nó không thể giải thích cho những thứ như rèm, màn cửa sẽ ảnh hưởng đến mức độ phơi sáng của một số người.