Người đàn ông bị đột quỵ khi vừa ngủ dậy, bác sĩ giải thích 2 lý do khiến nhiều người bị tình trạng này

Ăn ngon - Sống khỏe - Ngày đăng : 14:53, 01/03/2021

Việt BáoThực dậy đi vệ sinh, vừa trở lại giường để đi ngủ tiếp thì ông S. rơi vào trạng thái lơ mơ, liệt nửa người bên trái.

Dậy đi vệ sinh, cụ ông bị đột quỵ

Ông L.V.S, quê Bạc Liêu năm nay 84 tuổi. Ông từng có tiền sử hút thuốc lá hơn 20 năm.
Tờ mờ sáng 24/2, đang ngủ, ông dậy đi vệ sinh. Khi trở lại giường để ngủ tiếp thì ông rơi vào trạng thái lơ mơ, liệt nửa người bên phải. May mắn, ông được các con phát hiện đưa đi cấp cứu.

Bác sĩ Phạm Thanh Phong, Phó GĐ chuyên môn Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ cho biết, khi tiếp nhận bệnh nhân các bác sĩ khoa Cấp cứu bệnh viện đã nhanh chóng kích hoạt ngay hệ thống cấp cứu đột quỵ. Kết quả chụp CT scan não, bệnh nhân bị tắc động mạch thân nền từ vị trí hợp lưu đến đỉnh thân nền.

Các bác sĩ cho biết, bị tắc mạch ở động mạch nguy cơ tử vong rất cao, nếu không can thiệp tái thông mạch máu. Ngoài ra, nếu can thiệp muộn nguy cơ di chứng rất nặng nề, bệnh nhân có thể sống đời sống thực vật hoặc liệt tứ chi. Vì vậy, các bác sĩ tiến hành cấp cứu bệnh nhân ngay.

Hiện, ông S. đang được tiếp tục điều trị tại bệnh viện. Ảnh: BVCC.

Bác sĩ Phong cho biết, chỉ trong 10 phút can thiệp, bệnh nhân được tái thông hoàn toàn động mạch bị tắc, hút ra được rất nhiều huyết khối cho bệnh nhân.

Hiện tại bệnh nhân tỉnh táo, đã hồi phục gần như hoàn toàn và đang tiếp tục điều trị tại khoa Đột quỵ.

TS.BS Hà Tấn Đức trưởng khoa Đột quỵ cho biết, đột quỵ là bệnh lý cấp tính, có thể xảy ra bất kỳ lúc nào, thường không có dấu hiệu báo trước. Các triệu chứng gợi ý đột quỵ như đột ngột xuất hiện: méo miệng, liệt hoặc yếu một bên người, nói khó hoặc không nói được.

2 lý do dẫn đến chúng ta dễ bị đột quỵ vào sáng sớm

Bác sĩ Nguyễn Văn Phương, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 cho biết, đột quỵ vào sáng sớm khá phổ biến. Theo khảo sát của Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, có đến 62,9% bệnh nhân bị đột quỵ diễn ra vào sáng sớm (5-8 giờ) trên tổng số bệnh nhân bị đột quỵ mà bệnh viện tiếp nhận.

Theo bác sĩ Phương, có 2 lý do được giải thích cho hiện tượng này.

Lý do thứ nhất là do thay đổi hormon và huyết áp của người bệnh. Khi thức dậy vào buổi sáng, sẽ chuyển từ tư thế đang nằm sang tư thế vận động, làm thay đổi nồng độ các hormon. Các hormon này gây ra hai tình trạng, thứ nhất là tăng nhịp tim và tăng huyết áp, thứ hai là làm tăng trương lực của động mạch.

Thông thường, huyết áp của cơ thể xuống mức thấp nhất vào lúc khoảng 3 giờ sáng, sau đó tăng dần lên và tăng nhanh lúc thức dậy và buổi sáng. Khi bạn thức dậy, cơ thể bạn tiết ra adrenaline và các hormon gây căng thẳng khác, làm tăng áp lực máu và nhu cầu cung cấp oxy.

Sau một đêm, cơ thể mất đi một lượng nước tương đối lớn, máu như vậy sẽ trở nên cô đặc hơn, tim phải làm việc vất vả để bơm đẩy máu đi. Khi tăng huyết áp sẽ tăng nhu cầu oxy cho cơ tim, làm cho cơ tim không được ổn định do chênh lệch huyết áp, tăng nguy cơ tổn thương các mảng xơ vữa động mạch, làm cho các mảng xơ vữa này sẽ bị rách ra, vỡ, bong, lúc này chúng sẽ kích hoạt tiểu cầu gây ra huyết khối gây tắc mạch não gây đột quỵ thiếu máu não cấp.

Theo thống kê, g sớm khá phổ biến, có đến 62,9% bệnh nhân bị đột quỵ diễn ra vào sáng sớm (5-8 giờ).

Lý do thứ 2 là do lượng nitric oxit thấp vào lúc ngủ dậy. Nitric oxit (gọi tắt là NO) có vai trò quan trọng trong việc cầm máu, nó tham gia vào hầu hết quá trình sinh học trong cơ thể như sự thức tỉnh, chức năng sinh dục, cảm giác đau, hài lòng, điều tiết máu và chất dinh dưỡng nuôi cơ thể… V

Quan trọng nhất sự hoạt động của NO có vai trò quan trọng trong quá trình lão hóa, mở rộng mạch máu tăng dòng chảy đưa oxy và các chất dinh dưỡng để nuôi cơ thể, nó còn là yếu tố quan trọng quyết định đến việc bị đột quỵ, tiểu đường… Quá trình tiêu thụ NO vào ban đêm là lớn nhất nên khi sáng sớm thức dậy cơ thể con người thường thiếu NO nên cũng dẫn đến nguyên nhân bị đột quỵ vào sáng sớm.

Để tránh bị đột quỵ vào sáng sớm, theo bác sĩ Phương chúng ta hãy làm cái điều sau:

Thứ nhất: Sau khi tỉnh giấc nên dành một ít phút cho cơ thể quen dần với trạng thái mới và hoàn toàn tỉnh táo trước khi bước ra khỏi giường. Có thể nằm trên giường và thực hiện một vài động tác “khởi động”, nhẹ nhàng duỗi chân duỗi tay, xoa mặt… Với những người có tiền sử bệnh tim mạch thì lại càng cần lưu ý hơn mỗi sáng

Thứ hai:  Buổi tối trước khi đi ngủ, nên uống một ly nước ấm, như vậy vừa tạo điều kiện kích thích cơn buồn ngủ, vừa tránh tình trạng khô háo vào sáng hôm sau, làm giảm độ keo nhớt của máu, giảm bớt áp lực lên tim.

Thứ ba: Hãy luyện tập thể dục, thể thao, tránh các yếu tố nguy cơ như thuốc lá, rượu bia cùng chế độ ăn hợp lý sẽ mang lại lợi ích rất lớn. Nên tăng cường các loại thực phẩm sạch giàu vitamin C và các chất chống oxy hóa.


Ngọc Hân