Kẻ đánh 2 bảo vệ công trường Park City phải đổi diện với mức án nào?

Pháp luật - Ngày đăng : 18:42, 23/05/2021

Việt BáoCông an quận Hà Đông (Hà Nội) đang truy nã Hồ Đăng Phúc, kẻ dùng gậy sắt đánh 2 bảo vệ công trường Park City khiến họ bị thương nặng.

Theo đó, ngày 23/5, Công an TP Hà Nội gửi thông tin cho báo chí về việc truy nã Hồ Đăng Phúc (SN 1995, trú tại xã Quỳnh Bảng, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An) về tội "Cố ý gây thương tích".

Theo điều tra, Hồ Đăng Phúc cùng một số công nhân có mâu thuẫn cá nhân với ông Nguyễn M. (SN 1958, trú tại xã An Khánh, huyện Hoài Đức, TP Hà Nội) và ông Nguyễn Th. (SN 1963, trú tại xã An Khánh, huyện Hoài Đức, TP Hà Nội), bảo vệ của công trường Park City (phường La Khê, quận Hà Đông, Hà Nội).

Khoảng 18h45 ngày 25/8/2019, tại khu vực công trường Park City, do mâu thuẫn cá nhân, Hồ Đăng Phúc và một số công nhân cầm gậy sắt đánh ông M. và ông Th. bị thương nặng.

Hồ Đăng Phúc

Đánh người gây thương tích bị xử lý thế nào ?

Về trách nhiệm hình sự:

Căn cứ theo quy định tại Điều 134 về Tội cố ý gâu thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác  của Bộ luật hình sự:

Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: 

  1. a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người; 
  2. b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm; 
  3. c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ; 
  4. d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình; 

đ) Có tổ chức; 

  1. e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; 
  2. g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; 
  3. h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê; 
  4. i) Có tính chất côn đồ; 
  5. k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân. 

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 06 năm: 

  1. a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%; 
  2. b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30%; 
  3. c) Phạm tội 02 lần trở lên; 
  4. d) Tái phạm nguy hiểm; 

đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này. 

 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 14 năm: 

  1. a) Làm chết người; 
  2. b) Gây thương tích làm biến dạng vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
  3. c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên; 
  4. d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;

Về bồi thường trách nhiệm dân sự:

Căn cứ theo quy định tại Điều 590 về Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm của Bộ luật dân sự năm 2015 như sau:

  1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:
  2. a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
  3. b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
  4. c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;
  5. d) Thiệt hại khác do luật quy định.
  6. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Minh An