Chó Pitbull cắn chết người: Loài chó hung dữ này có bị cấm nuôi?

Pháp luật - Ngày đăng : 16:15, 22/05/2021

Việt BáoMới đây, vụ việc cho Pitbull nặng 60kg bất ngờ tấn công khiến một thanh niên bỏ mạng, chủ chó bị trọng thương khiến dư luận vô cùng kinh hãi.

Nạn nhân bị con chó cắn trọng thương anh Nguyễn Thanh Hải (37 tuổi, quê huyện Tân Trụ), Long An và một nam thanh niên khác tử vong.

Chiều 21/5, cơ quan Kỹ thuật hình sự tỉnh đã khám nghiệm tử thi nam thanh niên bị chó Pitbull cắn tử vong, sau đó bàn giao vụ việc cho Công an H. Thủ Thừa thụ lý theo thẩm quyền. Việc xử lý như thế nào đối với chủ nuôi chó cũng cần xác minh làm rõ.

Hiện tại Việt Nam có cấm nuôi loại chó nguy hiểm này?

Được biết, Pitbull thuộc loại chó chọi là động vật nguy hiểm chứ không như chó ta, chó cảnh dễ nghe theo chủ, dễ quản lý.

Việc nuôi nó đúng ra phải có quy định riêng dành cho động vật nguy hiểm, khi nuôi phải có điều kiện (như một số người nuôi rắn, trăn, cá sấu...). Do đó, có thể không cấm nhưng cần phải có chế định rõ ràng về việc đăng ký nuôi, quản lý những động vật nguy hiểm.

Điều này nhằm kiểm soát chặt chẽ số lượng, cũng như việc quản lý, nuôi dưỡng các giống động vật nguy hiểm cao.

Hiện chó chịu pitbull bị cấm nuôi ở gần 40 quốc gia hoặc một địa phận lãnh thổ của quốc gia, trong đó có nhiều nước châu Âu còn tại Việt Nam chưa có quy định cấm nuôi loai cho này.

Pitbull trông khá gồ ghề, phần mõm dài, chảy xệ, xếch nhẹ lên để lộ hàm răng nhọn

Theo trang banpitbulls.org, có khoảng 39 quốc gia hoặc một số tỉnh/bang của quốc gia cấm nuôi chó Pitbull.

Trong số này có Argentina, Bavaria, Belarus, Bermuda, Đan Mạch, Ecuador, Phần Lan, Pháp, Guyana, Ireland, Israel, Ý, Latvia, Liechtenstein, Malaysia, Malta, New Zealand, Na Uy, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Puerto Rico, Romania, Nga, Singapore, Tây Ban Nha, Thụy Sĩ, Thổ Nhĩ Kỳ, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UEA), Ukraine, Vương quốc Anh và Venezuela là cấm nuôi Pitbull trên toàn quốc.

Trong khi đó, 15/16 bang ở Đức cấm chó Pitbull. Ngoài ra, một số khu vực tại các nước Úc, Áo, Bỉ, Brazil, Trung Quốc, Canada, Nhật Bản cũng cấm nuôi giống chó này.

Trong các nước trên, có Ý đã gỡ bỏ lệnh cấm nuôi các giống chó nguy hiểm, trong đó có Pitbull, vào năm 2009.

Tuy nhiên, luật pháp Ý yêu cầu chủ nuôi phải đảm bảo an toàn nơi công cộng khi dắt chó đi dạo, bằng cách rọ mõm và buộc dây xích, kể cả những giống chó nhỏ.

Nếu một chú chó Pitbull được huấn luyện và dạy dỗ cẩn thận thì nó sẽ rất thân thiện với con người. Tuy nhiên, về cơ bản đây là giống chó được sinh ra với mục đích chiến đấu, nên chúng vô cùng hiếu chiến và có khả năng chiến đấu được xếp vào hạng bậc nhất.

Pitbull trông rất lầm lì và dữ tợn với đôi mắt trợn ngược, hai tai hình tam giác dựng thẳng đứng. Vầng trán và phần gò má của Pitbull trông khá gồ ghề, phần mõm dài, chảy xệ, xếch nhẹ lên để lộ hàm răng nhọn với chiếc lưỡi đỏ ửng khiến bất cứ ai nhìn vào cũng có thể cảm nhận được sự đáng sợ của nó.

Vũ khí đáng sợ nhất của Pitbull chính là hàm răng đặc biệt. Có thông tin cho rằng hàm của chó Pitbull có cấu tạo đặc biệt, có cơ chế "khóa khớp" nên mới có khả năng giữ chặt, khi đã cắn được nạn nhân thì sẽ không dễ dàng nhả ra.

Tuy nhiên theo giải phẫu hộp sọ của chó Pitbull, các nhà khoa học nhận thấy xương hàm của Pitbull cũng cấu tạo gần giống các giống chó khác, không hề có cơ chế khóa.

Do vậy, lý do mà chúng cắn chặt, không chịu nhả dường như là do cơ hàm khỏe nên sức cắn mạnh; và với bản tính chiến đấu, nên luôn nghiến chặt, không thả đối thủ ra mà thôi.

Người ta đo được lực cắn của Pitbull Mỹ đạt xấp xỉ 305 pound / inch vuông (psi). Cú đớp này được cho là đủ mạnh để làm gãy xương đùi của một con bò chỉ bằng một nhát cắn. Con số này gấp khoảng 2,5 lần so với con người (120 psi), và bằng một nửa so với cá mập trắng (600 psi).

Nếu bị chó Pitbull cắn, vết cắn thường sẽ rất sâu. Nhiều trường hợp mất máu vì vết cắn này có thể dẫn đến tử vong.

Theo Insidedogsworld, trong danh sách 10 giống chó nguy hiểm nhất đối với con người thì Pitbull xếp vị trí đầu tiên. Một đặc điểm chúng ta cần lưu ý khi vô tình tiếp xúc với loài chó này là chúng có tập tính lãnh thổ cao, nghĩa là chúng sẽ tấn công bất cứ đối thủ nào đi vào "khu vực" của chúng.

Ngoài ra, Pitbull là loài chó trung thành với chủ. Chúng sẽ sẵn sàng lao tới bảo vệ chủ trong bất cứ tình huống nào dù là nguy hiểm nhất. Đây là một trong những đặc tính tốt ở chó Pitbull. Tuy nhiên cũng bởi điều này nên đã xảy ra nhiều vụ việc Pitbull cắn người đáng tiếc, thậm chí dẫn tới thương vong.

Minh An