Biến thể B.1.617 virus corona được ghi nhận tại Ấn Độ nguy hiểm đến cỡ nào?

Đối ngoại - Ngày đăng : 07:51, 02/06/2021

Việt BáoSự nguy hiểm của virus corona chủng mới khi lần đầu tiên được phát hiện ở Vũ Hán với dịch bệnh Covid-19 vẫn chưa nguôi ngoai cho đến khi biến thể B.1.617 tại Ấn Độ được phát hiện, gây hệ lụy cho nền y tế nhiều quốc gia cả về độ lây lan và ngôn từ sử dụng.

Biến thể B.1.617 được phát hiện không chỉ lây lan mạnh

Được phát hiện lần đầu tiên tại Ấn Độ, biến thể mới của virus corona chủng mới đã được đặt mã tên là B.1.617 để phân biệt với những nơi mà nó xuất hiện với một phiên bản khác tên gọi nhưng cùng bản chất.

Đến thời điểm hiện tại, các nhà khoa học đang đánh giá biến thể Ấn Độ cùng với B.1.617.2 (chủng phụ của B.1.617) đang dễ lây lan hơn với tốc độ có thể lên đến 50%. Điều này đang làm dấy lên lo ngại tại nhiều quốc gia mà biến thể này có mặt.

Theo giáo sư Teo Yik Ying, hiệu trưởng Trường Y tế Công cộng Saw Swee Hock, Đại học Quốc gia Singapore (NUS), so với virus corona mới được phát hiện ở Vũ Hán cách đây 18 tháng, biến thể B.1.617 cho tốc độ lây lan gấp 1,5 - 2 lần, đè nặng lên hệ thống y tế nhiều quốc gia.

Xem thêm: Ngành du lịch Pháp hào hứng trước thông tin mở cửa trở lại sau Covid-19

Cùng với sự lây lan mạnh, biến thể B.1.617 còn được nhận định là nguy hiểm hơn rất nhiều so với chủng virus corona được phát hiện trước đó.

Biến thể B.1.617 được phát hiện tại Ấn Độ đang có tốc độ lây lan nhanh tại nhiều quốc gia. Ảnh minh họa: Time India.

Thông tin từ Viện Pasteur của Pháp đánh giá, biến thể B.1.617 được phát hiện tại Ấn Độ (còn gọi là biến chủng Ấn Độ) của virus SARS-CoV-2 đang hoành hành nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam đã phát triển được khả năng đề kháng một phần trước kháng thể được sản sinh trong cơ thể người sau khi tiêm vắc xin.

Hãng tin AFP dẫn báo cáo mới nhất cho thấy, theo kết quả thử nghiệm của 28 nhân viên y tế ở thành phố Orleans, trong đó 16 người đã tiêm 2 liều vắc xin Pfizer/BioNTech (loại vắc xin ngừa Covid-19 phổ biến và được đánh giá cao hiện nay) và 12 người đã tiêm 1 liều vắc xin AstraZeneca cho con số khá bất ngờ.

Theo đó, nhóm đã tiêm vắc xin Pfizer mặc dù vẫn sản sinh ra kháng thể chống lại B.1.617 (Biến chủng Ấn Độ), nhưng số lượng ít hơn 3 lần so với lượng kháng thể sinh ra chống lại biến thể B.1.1.7 (còn gọi là Biến chủng Anh).

"Vắc xin Pfizer có lẽ vẫn bảo vệ được cơ thể trước biến thể B.1.617. Tuy nhiên, nghiên cứu này cho thấy cho thấy biến thể này đã phát triển được khả năng đề kháng một phần trước kháng thể của người", ông Olivier Schwartz, giám đốc Viện Pasteur Pháp, đồng tác giả nghiên cứu nhận xét.

Xem thêm: Văn phòng 'ảo' lên ngôi mùa dịch Covid-19, khởi nghiệp dễ dàng hơn chỉ từ 1 ly cà phê/ngày

Biến thể B.1.617 và cơn sốt truyền thông đè nặng lên quốc gia Ấn Độ

Theo Time, việc gọi tên biến thể B.1.617 với tên thông dụng là biến chủng Ấn Độ đang gây nhiều hệ lụy truyền thông, trong bối cảnh quốc gia này đang vật lộn với số ca nhiễm và số người tử vong gia tăng.

Tính đến 11h30 sáng 1/6 (theo giờ Việt Nam), chỉ trong vòng 24h, Ấn Độ đã ghi nhận thêm 2.795 ca tử vong với hơn 120.000 ca nhiễm mới, đây là con số hàng tháng cao nhất được báo cáo ở bất kỳ quốc gia nào kể từ đầu đại dịch.

Tốc độ lay lan tại Ấn Độ tiếp tục gia tăng. Ảnh minh họa: Time India.

Đáng lưu ý, Chính phủ Ấn Độ cũng đang yêu cầu các công ty truyền thông xã hội xóa tất cả các tham chiếu đến tên gọi “biến thể Ấn Độ” của Covid-19, khi cho rằng thuật ngữ này không chính xác về mặt khoa học và làm tổn hại đến hình ảnh đất nước.

Trong thông báo mới nhất của các công ty truyền thông xã hội, một loạt các quy định trên nền tảng đang bắt đầu có hiệu lực từ thứ Tư 2/6, cung cấp cho người dùng quyền mạnh hơn để kháng nghị yêu cầu gỡ xuống nội dung cho sự đe dọa "lợi ích chủ quyền và toàn vẹn của Ấn Độ".

Xem thêm: Kinh doanh thẻ học trực tuyến mùa ôn thi hè: Nguồn thu khá nếu biết tận dụng trong mùa dịch Covid-19

Cùng với tên gọi mang nhiều yếu tố khi chỉ dẫn vùng địa lý, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng được cho là có liên đới khi phản ánh quá chậm chạp về vấn đề này.

Nền y tế nhiều quốc gia đang bị ảnh hưởng bởi Covid-19. Ảnh minh họa: Time India.

Sabrina Malhi, người phát ngôn của Hiệp hội Nhà báo Nam Á (SAJA), “Tôi không hiểu tại sao phải mất quá nhiều thời gian để WHO đặt cho biến thể này một cái tên riêng, nhằm tránh liên quan Ấn Độ" khi ám chỉ có thể gây ảnh hưởng cho hình ảnh đất nước.

Đáng lưu ý, những dấu hiệu cho thấy tin tức về tên gọi biến chủng Ấn Độ đã phần nào dẫn đến sự bùng phát có thể gây ra sự căm ghét tương tự, Time mô tả khi có nhiều sự tấn công vì chia sẽ liên quan người Ấn Độ tại Singapore vào cuối tháng 5.

Theo hướng dẫn năm 2015 của Tổ chức Y tế Thế giới, WHO đã cảnh báo không nên đặt tên các mầm bệnh theo tên nơi chúng bắt nguồn, vì có nguy cơ gây kỳ thị cho các cộng đồng có liên quan.

Võ Thanh Bình