Thu phí tự động không dừng (ETC) giảm ùn tắc, hạn chế dịch Covid-19
Xã hội - Ngày đăng : 11:25, 31/03/2020
Với việc cả xã hội đang chung tay đẩy lùi dịch bệnh Covid-19, việc ứng dụng mọi tiện ích công nghệ hiện có để giảm bớt nguy cơ lây truyền dịch bệnh, trong đó việc sử dụng thu phí tự động không dừng (ETC). Khi lưu thông qua các trạm thu phí giúp giảm nguy cơ lây truyền dịch bệnh (nếu nhân viên trạm thu phí nhiễm Covid-19, chưa kể các nguy cơ khác trong các giao dịch trả/nhận vé tại cabin thu phí).
Hiện nay, tại tất cả các trạm thu phí đã được lắp đặt 1 làn thu phí tự động không dừng trong các cửa thu phí. Nếu các xe ô tô có dán thẻ thu phí tự động không dừng (ETC) và trong tài khoản có tiền để trừ phí mỗi khi qua trạm, sẽ giảm được đáng kể thời gian qua trạm.
Quan trọng hơn, trong lúc dịch bệnh Covid-19 đang bùng lên như hiện nay, việc không phải dừng xe và giao nhận vé giấy tại các trạm thu phí cũng là biện pháp hữu hiệu giảm sự lây nhiễm dịch bệnh Covid-19.
Nhiều lợi ích cho xã hội
Việc triển khai hệ thống thu phí tự động không dừng sẽ khắc phục, hạn chế bất cập của hình thức thu phí một dừng, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng giao thông, đảm bảo an toàn giao thông, tăng cường công khai, minh bạch trong quản lý doanh thu tại các trạm thu phí.
Hiện nay, Chính phủ đang thúc Bộ GTVT và các đơn vị liên quan quyết liệt thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để đẩy nhanh tiến độ dự án thu phí tự động không dừng.
Đến nay, Bộ GTVT tiến hành đàm phán, ký kết Phụ lục Hợp đồng BOT với 35/39 trạm, 4 trạm đang tiếp tục đàm phán (trong 44 trạm có 5 trạm do VEC quản lý không phải ký Phụ lục Hợp đồng); các trạm thu phí thuộc dự án giai đoạn 1 đã cơ bản lắp đặt và vận hành hệ thống ETC.
Còn trên toàn quốc đã triển khai thu phí tự động không dừng (ETC) tại các Quốc lộ: QL1, QL5, QL10, QL14 qua Tây Nguyên, QL17B, QL18, QL21B, QL32, QL38,…với 36/44 trạm thu phí đã hoàn thành triển khai thu phí tự động không dừng (ETC).
Khi chủ phương tiện dán thẻ cho xe sử dụng dịch vụ thu phí tự động không dừng (ETC) lưu thông qua các trạm thu phí sẽ không phải dừng xe trả tiền mặt, nhận vé giấy và nhận tiền thừa, giảm nguy cơ lây nhiễm.
Chủ phương tiện có thể nạp tiền tại nhà/hoặc công ty/hoặc bất cứ đâu qua các kênh online/các điểm giao dịch Ngân hàng/các Ví điện tử, App VETC…và đặc biệt xe vé tháng/quý không phải mất thời gian hàng tháng đến trạm mua vé giấy, tránh nguy cơ tiếp xúc dịch bệnh, dễ dàng quản lý số dư tài khoản giao thông, tra cứu và lưu giữ hóa đơn điện tử, không sợ mất hóa đơn như sử dụng hóa đơn giấy thông thường.
Nhiều chuyên gia cho rằng việc thu phí tự động tại các trạm thu phí BOT sẽ giúp minh bạch hóa nguồn thu và tiết kiệm thời gian thu phí. Hơn nữa trong mùa dịch như thế này, thu phí tự động là giải pháp góp phần không nhỏ trong phòng tránh dịch bệnh.
Theo TS Phạm Sỹ Liêm - Phó Chủ tịch Tổng hội xây dựng Việt Nam, Nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng bày tỏ, ông ủng hộ sự quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ vừa có chỉ thị yêu cầu hoàn thành triển khai thu phí tự động không dừng giai đoạn 1 và đẩy nhanh triển khai giai đoạn 2 trên tất cả các trạm thu phí BOT.
“Tôi hoan nghênh chỉ thị này của Thủ tướng, bởi việc thu phí tự động sẽ giúp tiết kiệm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp. Cùng với đó, giảm bớt sự thất thu cho nhà nước, vì có nhiều chủ đầu tư BOT thu mà không phát vé, nên đứng về các mặt mà nhìn lại đều có lợi”, ông Liêm nói.
Ngoài ra, khi sử dụng thu phí tự động không dừng (ETC) sẽ mang lại nhiều lợi ích khác cho chủ phương tiện và xã hội như: Không phải dừng chờ tại các trạm thu phí, giảm căng thẳng khi tắc đường, giảm chi phí nhiên liệu, giảm ô nhiễm khí thải ra môi trường, minh bạch trong thu phí, giảm sử dụng tiền mặt theo chủ trương của Chính phủ, đa dạng kênh nạp tiền vào tài khoản giao thông,...
Đồng bộ triển khai thu phí không dừng giai đoạn 2 tại tất cả các trạm
Hiện nay, Công ty TNHH Thu phí tự động đang triển khai dán thẻ tại các trạm thu phí đã triển khai dịch vụ thu phí tự động (ETC), các Trung tâm đăng kiểm, các điểm dịch vụ và các Đại lý ủy quyền của VETC trên toàn quốc.
Với các lợi ích mang lại cho chủ phương tiện như trên và tiến độ trạm thu phí triển khai thu phí tự động theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Chủ phương tiện hãy dán thẻ sử dụng thu phí tự động VETC để được hưởng các lợi ích và dịch vụ vượt trội, giảm sử dụng tiền mặt giúp giảm nguy cơ lây nhiệm dịch biện Covid-19 như hiện nay và hưởng ứng chủ trương giảm lưu thông tiền mặt của Chính phủ.
Nói về các biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh thu phí tự động không dừng ETC trong thời gian tới, Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ cho biết, Bộ GTVT đã nghiên cứu, tham mưu với Thủ tướng Chính phủ một số giải pháp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc;
Đồng thời chủ động phối hợp với các đơn vị liên quan để hướng dẫn, đôn đốc chỉ đạo các nhà đầu tư BOT, ETC triển khai thực hiện dự án ETC, cố gắng bảo đảm tiến độ mà Thủ tướng Chính phủ giao là đến hết năm 2019, các nhà đầu tư dự án BOT giao thông (trong dự án ETC giai đoạn 1) phải bàn giao việc quản lý, vận hành trạm thu phí cho nhà cung cấp dịch vụ ETC.
Đặc biệt, bộ sẽ phối hợp với Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tháo gỡ khó khăn về nguồn vốn để triển khai các dự án của VEC, vì hiện nay, vướng mắc nhất chính là ở 4/5 tuyến cao tốc do VEC quản lý.
Chỉ đạo Cục Đăng kiểm và các đơn vị liên quan tiếp tục đẩy nhanh tiến độ dán thẻ sử dụng dịch vụ ETC cho các phương tiện, đồng thời yêu cầu tạo sự thuận lợi cho chủ phương tiện nạp tiền và thanh toán qua tài khoản giao thông bằng cách có sự kết nối liên thông tài khoản cá nhân tại các ngân hàng thông qua cổng thanh toán điện tử, khuyến khích người dân tham gia dịch vụ ETC.