Cùng với hỗ trợ sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng, tỉnh Thái Nguyên luôn tạo điều kiện cho các đơn vị sản xuất chè phát triển thị trường, thương hiệu. Ngoài kênh thương mại truyền thống, kênh thương mại điện tử cũng đang được hướng tới.
Trong thời gian qua, hai sàn thương mại điện tử của Việt Nam là Postmart.vn và Voso.vn đã đạt được những con số đáng ghi nhận với hơn 5 triệu hộ sản xuất nông nghiệp đã có mặt trên 2 sàn này.
Một trong những mục tiêu của kế hoạch hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn năm 2022 là thiết lập 10 triệu tài khoản hoạt động trên các sàn Postmart, Vỏ Sò.
Đây là một mục tiêu của kế hoạch hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn năm 2022. Hiện trên 2 sàn Postmart, Vỏ Sò đã có hơn 4.500 sản phẩm OCOP.
Trong những ngày giáp Tết Nhâm Dần 2022, hệ thống 2 sàn thương mại điện tử Vỏ Sò và Postmart ghi nhận mức tiêu thụ các sản phẩm hàng nông sản, đặc sản đặc trưng ngày Tết cao gấp 2 - 3 lần so với bình thường.
Bên cạnh việc bày bán hàng hóa có xuất xứ từ Nhật Bản tại 18 cửa hàng Postmart tại Hà Nội, Quảng Ninh và Hải Phòng, Vietnam Post cũng mở gian hàng Nhật trên sàn thương mại điện tử Postmart.
Nhiều loại cam chất lượng cao đang được bán trên các sàn thương mại điện tử (TMĐT) Postmart.vn và Voso.vn với mức giá khá “mềm”. Một phần là nhờ người bán đã được chủ sàn áp dụng nhiều chính sách ưu đãi.
Nhiều loại cam đặc sản Việt đang vào mùa thu hoạch rộ, được các địa phương tính cách đưa lên các sàn thương mại điện tử để tránh chuyện “được mùa, mất giá”.
Theo thống kê, chỉ trong làn sóng Covid -19 lần thứ tư, đã có khoảng 254.000 nhà cung cấp là các hộ sản xuất nông nghiệp được hỗ trợ mở gian hàng số trên sàn thương mại điện tử Postmart, qua đó tiêu thu được gần 1.000 tấn nông sản.
Các sàn thương mai điện tử, doanh nghiệp, cơ quan quản lý đang đẩy mạnh các hoạt động phát triển thương mại điện tử sau đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 tại Việt Nam.
Hai sàn Vỏ Sò, Postmart đang khẩn trương phối hợp với các bên để hỗ trợ nông dân trồng cam Cao Phong, Hòa Bình mở kênh tiêu thụ mới. Phương thức tiêu thụ trực tuyến được kỳ vọng sẽ giúp nâng cao giá trị cho đặc sản của địa phương.
Để hỗ trợ việc lập tài khoản trên sàn thương mại điện Postmart, Vietnam Post mới đây đã áp dụng công nghệ quét mã QR giúp các hộ nông dân có thể đăng ký gian hàng số nhanh chóng, thuận tiện và bảo mật.
Để chủ động tiêu thụ cam vụ thu hoạch năm nay trong bối cảnh dịch bệnh, các hợp tác xã, hộ sản xuất nhỏ lẻ của Hòa Bình đang lên kế hoạch đưa cam Cao phong lên sàn thương mại điện tử Postmart trong thời gian sắp tới.
Trong khoảng nửa tháng gần đây, 2 sàn thương mại điện tử của các doanh nghiệp bưu chính đã hỗ trợ tiêu thụ 1.181 tấn nông sản của các hộ sản xuất nông nghiệp tại 19 tỉnh, TP phía Nam đang giãn cách xã hội.
Từ nay đến hết ngày 31/8, Vietnam Post áp dụng gói đồng giá cước vận chuyển na Lạng Sơn với mức 20.000 đồng/đơn đến 5kg, 30.000 đồng/đơn đến 10kg cho người dân tại 20 tỉnh phía Bắc đặt mua na Lạng Sơn trên sàn Postmart.
Hỗ trợ các hộ sản xuất nông nghiệp đưa hơn 130 sản phẩm là đặc sản đặc trưng của địa phương như khô cá lóc, thanh long ruột đỏ, tinh dầu tràm…. lên bán trên sàn Postmart là một hoạt động được Bưu điện Long An tập trung triển khai.
Nhiều loại trái cây đặc sản miền Nam đang vào vụ. Do điều kiện giãn cách, ngoài trực tiếp “cầm tay chỉ việc”, nhân viên 2 sàn Postmart, Vỏ Sò còn đang hướng dẫn các hộ nông dân cách tạo tài khoản, bán hàng qua Zalo, Zoom, Facebook Livestream…
Hai sàn thương mại điện tử Postmart.vn và Vỏ Sò đặt mục tiêu hỗ trợ người dân Đồng Tháp tiêu thụ 4.000 tấn nhãn, tương đương 7,5% sản lượng ở tỉnh khi nhãn đang vào vụ chín rộ.
Cùng với việc tăng sản lượng thực phẩm tươi, hàng hóa thiết yếu đáp ứng nhu cầu người dân TP.HCM, 2 sàn thương mại điện tử Vỏ Sò và Postmart đang mở rộng cung ứng hàng hóa cho các tỉnh phía Nam khác cũng đang giãn cách xã hội.