Pita Limjaroenrat đã ‘gây địa chấn’ chính trường Thái Lan như thế nào?

Bình An| 16/05/2023 15:50

Theo kết quả cuộc tổng tuyển cử Thái Lan được công bố hôm 15/5, MFP của ông Pita Limjaroenrat giành nhiều ghế nhất, với 151/500 ghế Hạ viện, sẵn sàng làm tân Thủ tướng Thái Lan. Pita Limjaroenrat là ai mà truyền thông thế giới chú ý cao độ những ngày qua?

Trong gần một thập kỷ, Thái Lan đã được lãnh đạo bởi một cơ sở quân sự độc đoán — nhưng Pita Limjaroenrat, lãnh đạo của đảng Tiến bước (Move Forward Party) đang tìm cách thay đổi điều đó.

_129732051_64f92f5e2968ae5d0e9bd2427dcddc8e98fd236f0_0_3079_19431000x631.jpg_11zon.jpg

Con nhà ‘nòi, học Harvard, vợ diễn viên, doanh nhân thành đạt

Năm nay 42 tuổi, Pita trẻ hơn gần 30 tuổi so với nhà lãnh đạo hiện tại của Thái Lan, tướng về hưu Prayuth Chan-ocha, người lên nắm quyền sau cuộc đảo chính năm 2014. Bản thân sự cách biệt thế hệ đó đã là điều thú vị và đáng chờ đợi.

Ông Pita sinh ra trong một gia đình Thái Lan giàu có và có truyền thống chính trị, là con trai cả của Pongsak Limjaroenrat, cựu cố vấn của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã, và là người sáng lập Giám đốc điều hành của Agrifood, một công ty sản xuất dầu gạo. Chú của anh là Padung Limjaroenrat, một phụ tá thân cận của Thủ tướng bị đảo chính Thaksin Shinawatra.

imrs.jpg

Theo tiểu sử lập pháp của Pita, ông sinh ra ở Thái Lan nhưng lớn lên và học trung học ở New Zealand, trước khi trở về quê hương học ngành Tài chính ngân hàng tại ĐH Thammasat ở Bangkok. Ông tiếp tục lấy bằng thạc sĩ về chính sách công và kinh doanh tại ĐH Harvard và Viện Công nghệ Massachusetts.

Ngay năm đầu tiên học tại Mỹ, Pita được gọi về quê hương để tiếp quản công việc kinh doanh của gia đình sau cái chết của cha mình. Lúc đó ông mới 25 tuổi, nhưng dưới sự lãnh đạo của ông, Agrifood đã trở thành một trong những nhà sản xuất dầu cám gạo lớn nhất châu Á. Khi đã ổn định, Pita trở lại Mỹ để hoàn thành chương trình thạc sĩ và vẫn điều hành công ty gia đình trong hơn 10 năm nữa.

866591b_1683810593718-022028.jpg

Nhưng trước khi hoạt động chính trị tại Thái Lan, ông từng là người đứng đầu hoạt động của Grab tại Thái Lan và trước đó là cố vấn tại Boston Consulting Group.

Theo Tatler Asia, với thành quả từ vai trò điều hành doanh nghiệp, ông được đưa vào danh sách “Gen.T”, tức là những tài tài năng trẻ triển vọng nhất khu vực, năm 2017.

13329479_1240782069267909_2348566150076693040_o.jpg
Pita và vợ trên bìa một tạp chí Thái Lan.

Pita Limjaroenrat kết hôn với nữ diễn viên truyền hình Thái Lan Chutima Teepanat vào năm 2012 nhưng sau đó cặp đôi ly hôn vào năm 2019. Họ có một con chung tên Pipim nay được 7 tuổi vẫn sống cùng ông.

_129731294_gettyimages-1254269767.jpg
Con gái Pipim thường xuyên xuất hiện cùng cha trong các buổi diễn thuyết.

"Phi quân sự hóa, phi độc quyền hóa và phi tập trung hóa".

Ông Pita bắt đầu sự nghiệp chính trị khi được bầu vào quốc hội năm 2019 với tư cách là thành viên của Đảng Hướng tới Tương lai (Future Forward). Được thành lập bởi Thanathorn Juangroongruangkit, một tỷ phú hay chỉ trích quân đội mạnh mẽ,. Đảng này đã gây ấn tượng với người dân Thái trong cuộc bầu cử năm 2019.

imrs_11zon.jpg

Nhưng Future Forward buộc phải giải tán vào năm sau sau những cáo buộc gây tranh cãi còn Thanathorn đã bị truất quyền nghị sĩ. Move Forward được thành lập ngay sau đó với tư cách là kế tục và bổ nhiệm Pita làm lãnh đạo mới.

Ngay lập tức, ông trở thành ‘ngôi sao đang lên’ của quốc hội Thái Lan, được lòng dân nhờ những lời hứa táo bạo của đảng mình nhằm phá vỡ ảnh hưởng chính trị của quân đội và cải cách các luật liên quan đến chế độ quân chủ. Nhưng cũng vì thế, ông cũng bị không ít ghét bỏ và chỉ trích. Chuyện bình thường của một chính trị gia.

Trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình với Bloomberg vào tháng trước, Pita cho biết ba điểm chính trong chương trình nghị sự của ông là "phi quân sự hóa, phi độc quyền hóa và phi tập trung hóa".

c1_2570347_230514195049.jpg

Hai trong số các chiến dịch của Pita hứa hẹn sẽ thu hút được những cử tri trẻ tuổi nhưng lại có khả năng làm mất lòng những cử tri lớn tuổi hơn, những người ủng hộ quân đội và chế độ quân chủ cầm quyền của đất nước hơn.

Pita đã cam kết đưa Thái Lan ra khỏi cái mà ông gọi là “thập kỷ mất mát” của tăng trưởng kinh tế chậm chạp. Một phần của kế hoạch này là đa dạng hóa nền kinh tế phụ thuộc vào du lịch của Thái Lan và mở nó ra ngoài thủ đô Bangkok.

Quan điểm của Pita là chấm dứt nghĩa vụ quân sự sẽ giúp ích cho nền kinh tế và thúc đẩy bình đẳng ở một nơi luôn sẵn sàng hình sự hóa việc chỉ trích Hoàng gia.

Thái Lan sẽ có ‘một ngày mới tràn ngập nắng và hy vọng’?

Là dân ‘Tây học’, theo đuổi khuynh hướng tự do. Pita được truyền thông phương Tây nhận định “có thể là một đối tác dễ hợp tác hơn để Mỹ hợp tác nhằm kìm hãm ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Trung Quốc trong khu vực”.

15155908-ezgifcom-webp-to-jpg_cover_1067x1600_11zon.jpg
Ông Pita được đánh giá là 'Tây học' và theo đuổi khuynh hướng tự do.

Chiến thắng của Pita sở dĩ gây chú ý vì sẽ chấm dứt sự cai trị kéo dài gần một thập kỷ của quân đội. Qua đó có thể đổi mới vị thế của Thái Lan.

Phát biểu tại một cuộc họp báo, vị lãnh đạo trẻ này nói rằng những gì Thái Lan phải gánh chịu suốt một thập kỷ qua là “đã quá đủ”, và bây giờ là lúc “đánh dấu một ngày mới’ cho đất nước: "Hôm nay là một ngày mới, và hy vọng nó tràn ngập ánh nắng tươi sáng và hy vọng. Đây là thời điểm thích hợp để thay đổi tình cảm của thời đại”.

ste7337_2_11zon.jpg
Pita được giới trẻ ủng hộ vì những khát khao đổi mới.

Công việc thành lập chính phủ vẫn còn vài tuần nữa vì phải giải quyết những lộn xộn. Nhưng chiến thắng của Pita sẽ rất được chú ý, đại diện cho một tương lai mới với sự ủng hộ mạnh mẽ của lực lượng cử tri trẻ vốn khát khao thay đổi và đã vỡ mộng về quãng thời gian dài cầm quyền của quân đội.

Copy Link
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Pita Limjaroenrat đã ‘gây địa chấn’ chính trường Thái Lan như thế nào?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO