Phở Nam Định hay phở Hà Nội ngon hơn, dân mạng tranh cãi 'không hồi kết'

15/08/2024 21:52

Thông tin Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công bố danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia, thuộc loại hình tri thức dân gian đối với phở Hà Nội và phở Nam Định đang nhận được sự chú ý lớn.

Trên mạng xã hội xuất hiện nhiều bài đăng thảo luận về sự giống và khác nhau của phở Hà Nội - phở Nam Định. Cũng có không ít ý kiến tranh cãi "nảy lửa" về việc phở nào có hương vị ngon hơn, hấp dẫn hơn.

Những khác biệt dễ nhận thấy

Theo cảm nhận của thực khách, phở Nam Định và phở Hà Nội có sự khác nhau khá rõ. Nước dùng phở Nam Định luôn có nước mắm, nhiều gừng, ít dậy mùi quế, hồi, có váng mỡ béo, vị đậm. Nước được ninh chủ yếu từ xương ống trong 15 - 18 tiếng.

Thịt bò tươi được thái mỏng, băm dần cho mềm mà không bị đứt rời, rồi đặt lên phần bánh và chan nước dùng sôi sùng sục để thịt chín từ từ. Bánh phở Nam Định thường là sợi to bản.

w phond 1 2 133.jpg
Phở bò Nam Định làm mê mẩn bao thực khách. Ảnh: Thạch Thảo

Trong khi đó, theo nhiều chủ quán phở có tiếng tại Hà Nội, đặc trưng của phở Hà Nội là nước dùng thanh, trong, có gia giảm quế, hồi, thảo quả, gừng tùy theo công thức của quán. Một số nơi còn dùng thêm sá sùng để tạo vị ngọt.

Nước luộc xương lần đầu thường được đem bỏ để khỏi nhiễm mùi hôi. Phần xương ống được đập hai đầu để tủy dễ dàng ngấm vào nước dùng trong quá trình ninh.

Phở Hà Nội thường chuộng thịt thái miếng mỏng, theo chiều dài thớ. Bánh phở nhỏ, mỏng, mềm nhưng vẫn có độ dai, không nát khi chan nước dùng nóng hổi.

Dễ nhận thấy, phở Nam Định thường ăn kèm hành hoa, mùi tàu còn phở Hà Nội chuộng ăn kèm rau húng.

Tranh cãi không dứt

Những bài đăng so sánh hương vị phở Nam Định và phở Hà Nội xuất hiện khắp mạng xã hội. Mỗi cư dân mạng đều có ý kiến khác nhau.

Một bộ phận cho rằng, phở Nam Định quá nồng mùi mắm. Việc thịt không được chần qua mà đặt ngay lên bát phở rồi chan nước dùng, khiến nhiều người e ngại thịt bò chưa chín kĩ.

"Thưởng thức phở Nam Định ở Nam Định hay Hà Nội, tôi đều thấy dậy mùi mắm. Nước dùng quá đậm đà, hơi váng mỡ, ăn dễ ngán", tài khoản T. Hằng bình luận.

"Cá nhân tôi thấy nước phở Hà Nội trong, thanh, phù hợp cho bữa sáng hơn. Phở Nam Định rõ mùi mắm, mùi mỡ bò", một tài khoản khác viết. "Nhiều khách nước ngoài chắc không dám ăn thịt bò chỉ chan nước dùng", tài khoản T.B cho hay.

Trái ngược với ý kiến trên, nhiều người nói yêu thích sự đậm đà, tỏa hương vị xương bò, cộng thêm chút mặn mòi của mắm từ phở Nam Định. Thịt bò tươi được thái lát mỏng, băm dần cho mềm rồi chan nước dùng làm thịt vừa mềm, vừa ngọt.

pho khoi 13.jpg
Phở bò Hà Nội thường có nước dùng trong, vị thanh. Ảnh: Linh Trang

Một nhóm cư dân mạng khác cho rằng, việc so sánh phở Nam Định hay phở Hà Nội là "quá thừa thãi".

Theo ý kiến của nhóm này, phở là món ẩm thực rất kỳ công, đòi hỏi sự tỉ mỉ từ đầu bếp. Phở Hà Nội hay Nam Định có thể khác nhau về hương vị nhưng đều có nét hấp dẫn riêng. Tùy khẩu vị, mỗi thực khách có thể lựa chọn loại phở yêu thích.

"Phở Nam Định hay phở Hà Nội được vinh danh đều là niềm tự hào. Phở tại hai vùng đất này đều được làm từ xương bò, bánh phở, thịt bò, gia vị như mắm, các loại quế, hồi, gừng, hành, các loại rau thơm...

Tuy nhiên, cách chế biến khác nhau tạo ra sự khác biệt nhất định, làm đa dạng thêm hương vị ẩm thực Việt Nam", tài khoản N. Huế viết.

Theo khảo sát của UBND tỉnh Nam Định, có khoảng 500 cửa hàng phở trên địa bàn nhưng có gần 1.500 hộ đến các thành phố lớn khác để mở cửa hàng phở.

Trong khi đó, theo hồ sơ đề nghị ghi danh tri thức dân gian phở Hà Nội vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia của UBND TP Hà Nội, tính đến năm 2023, trên địa bàn có gần 700 cửa hàng phở, tập trung chủ yếu ở các quận: Ba Đình, Hoàn Kiếm, Cầu Giấy, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Long Biên.

(Tổng hợp)

Theo vietnamnet.vn
https://vietnamnet.vn/pho-nam-dinh-hay-pho-ha-noi-ngon-hon-cu-dan-mang-tranh-cai-khong-hoi-ket-2311962.html
Copy Link
https://vietnamnet.vn/pho-nam-dinh-hay-pho-ha-noi-ngon-hon-cu-dan-mang-tranh-cai-khong-hoi-ket-2311962.html
Bài liên quan
Nổi bật Việt Báo
  • Ám ảnh cảnh giết mổ, chủ quán ở Đồng Nai nghỉ bán, 'trả tự do' cho 16 con chó
    Không muốn các con thấy cảnh giết mổ, chủ quán ở Đồng Nai thường dậy sớm làm thịt chó. Mới đây, anh quyết định nghỉ bán, chuyển nghề sau nhiều năm sống trong ám ảnh.
  • Độc lạ món cá sống ủ chua thành đặc sản
    Trước đây, cá sống được người dân ở Vĩnh Phúc sơ chế sạch và đem ủ với thính để muối chua nhằm kéo dài thời gian bảo quản. Lâu dần, món ăn này trở thành đặc sản có vị lạ miệng, hút khách thập phương.
  • Phát triển du lịch văn hóa nhìn từ thực tiễn sống động tại TP.HCM
    Biểu tượng (logo) của ngành du lịch TP.HCM là hình ảnh chợ Bến Thành, kết hợp cùng khẩu hiệu (slogan) “Vibrant Ho Chi Minh City - TP.HCM Sống động”, phủ lên dải quang phổ đa sắc màu. Nếu hình dung bức tranh du lịch TP.HCM qua sự phong phú màu sắc như thế, thì ở đó, không thể thiếu thực tiễn sống động của du lịch văn hóa - mũi nhọn trong chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa hiện nay, dựa trên các giá trị đặc sắc của vùng đất đa dạng văn hóa, giàu tài nguyên du lịch văn hóa.
  • Malaysia được coi như cửa ngõ tiến vào thị trường Đông Nam Á
    Với nền kinh tế đa dạng, cơ sở hạ tầng tiên tiến và vị trí chiến lược tại trung tâm ASEAN, Malaysia được coi là cửa ngõ cho các doanh nghiệp muốn tận dụng tiềm năng của thị trường khu vực.
  • Cần bao nhiêu điểm IELTS để du học?
    IELTS là một trong những chứng chỉ tiếng Anh phổ biến và quan trọng nhất dành cho các bạn trẻ muốn du học. Đây không chỉ là tấm vé thông hành giúp bạn chứng minh năng lực ngôn ngữ mà còn là yếu tố quyết định bạn có đủ điều kiện nhập học tại các quốc gia như Úc, Canada, Mỹ, Anh, và New Zealand hay không. Tuy nhiên, mức điểm yêu cầu lại không giống nhau giữa các quốc gia, các trường và thậm chí là từng chương trình học.
Đừng bỏ lỡ
Phở Nam Định hay phở Hà Nội ngon hơn, dân mạng tranh cãi 'không hồi kết'
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO