Phát hiện hóa thạch mực ma cà rồng cổ đại kỷ Jura

Ngọc Lý (T/H)| 20/08/2023 21:00

Loài mực ma cà rồng mới phát hiện sở hữu cơ quan phát sáng và tám cánh tay, từng xuất hiện tại các đại dương trên Trái đất vào khoảng 165 triệu năm trước.

Theo nghiên cứu được công bố tạp chí Papers in Palaeontology, loài sinh vật mới được đặt tên là Vampyrofugiens atramentum. Chúng có chiều dài là 3,2 inch (8 cm), thân hình trông như viên đạn với các cơ quan phát sáng, tám cánh tay và vòi hút giống như mực ma cà rồng thời hiện đại.

z4620204754559_ac56347245e9b3a376f5ca4c667c2796.jpg
V. atramentum đến từ địa điểm hóa thạch La Voulte-sur-Rhône Lagerstätte ở tây nam nước Pháp, nơi sự thay thế nhanh chóng của các mô mềm bằng các khoáng chất giàu sắt giúp bảo tồn các coleoid kỷ Jura ở dạng 3D.

Các nhà nghiên cứu ở Pháp đã phát hiện ra loài này trong khi sử dụng các kỹ thuật chụp ảnh hiện đại để phân tích lại các hóa thạch được phát hiện trước đó thuộc vampyromorpha - một nhóm động vật gần như đã tuyệt chủng, tương tự mực ma cà rồng biển sâu (Vampyroteuthis infernalis ) .

Tuy nhiên, loài cổ đại này thường ăn xác thối và có khả năng bắt con mồi sống bằng cánh tay. Ngoài ra, cơ thể chúng là sự kết hợp độc đáo của các tính năng phòng thủ, bao gồm cả các cơ quan phát sáng trong bóng tối và một túi mực.

Mực ma ca rồng cổ đại sử dụng các cơ quan phát sáng để giao tiếp bằng cách tạo ra tín hiệu ánh sáng trong đại dương sâu thẳm và cũng bắt chước ánh sáng tự nhiên từ bề mặt để trốn tránh kẻ săn mồi. Bên cạnh đó, túi mực có khả năng giúp nó chạy trốn vào nơi tối tăm nếu bị những kẻ săn mồi phát hiện.

Các chuyên gia sử dụng tia X độ phân giải cao và mô hình máy tính để quan sát bên trong các mẫu vật mà không làm hư hỏng các lớp vỏ bên ngoài. Alison Rowe - nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Trung tâm Nghiên cứu Cổ sinh vật học ở Paris (CR2P) cho biết: "Đây là những thứ mà chúng ta chưa từng thấy trước đây trong các hồ sơ hóa thạch và nó thực sự mang đến cho chúng ta một cái nhìn hoàn toàn mới không chỉ về hình thái học và giải phẫu, mà còn về thời điểm những đổi mới xảy ra".

Phát hiện mới giúp làm sáng tỏ quá trình tiến hóa của tất cả các loài cephaleoid, bao gồm bạch tuộc, mực ống và mực nang. Trong khi hàng trăm loài coleoid bơi trong đại dương ngày nay thì lại rất khó để tìm hiểu về lịch sử tiến hóa của chúng vì cơ thể mềm của chúng hiếm khi được bảo quản trong hóa thạch.

Bài liên quan
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Phát hiện hóa thạch mực ma cà rồng cổ đại kỷ Jura
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO