Khám phá này sẽ giúp phát triển các phương pháp điều trị ung thư hiệu quả nhờ các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm. Bài báo của các nhà khoa học của Viện nghiên cứu Francis Crick ở Anh được công bố trên tạp chí Nature Cell Biology.
Các chuyên gia đã xác định được cơ chế mà một khối u bảo vệ chính nó khỏi virus oncolytic, loại virus đôi khi được sử dụng để tiêu diệt các tế bào ung thư và kích thích phản ứng miễn dịch. Những virus này chỉ giúp được một tỷ lệ nhỏ bệnh nhân, và là nguyên nhân khiến sự tương tác giữa các tế bào ác tính với các tế bào lân cận, đặc biệt là các nguyên bào sợi liên quan đến ung thư (Cancer-associated fibroblast - CAF), chỉ đạt hiệu quả thấp.
Khi các tế bào ung thư tiếp xúc trực tiếp với CAF, sẽ diễn ra phản ứng viêm khiến virus khó xâm nhập hơn. Một phản ứng bảo vệ mạnh mẽ diễn ra khi một phần các tế bào chứa virus lọt qua các nguyên bào sợi, khiến những nguyên bào này phát tín hiệu đến các mô lân cận để sản sinh ra cytokine chống lại. Khi các nhà khoa học chặn cơ chế này lại, thì khối u trở nên nhạy cảm hơn với virus oncolytic.
Theo các nhà nghiên cứu, vẫn còn nhiều điều phải tìm hiểu về cách virus tương tác với ung thư, với các mô xung quanh và hệ thống miễn dịch. Tuy nhiên, kết quả nói trên là một bước quan trọng để tạo ra một công cụ mạnh hơn trong điều trị khối u.