Phản ứng 'ngoan đặc biệt' này của trẻ khi bị bố mẹ đánh mắng là dấu hiệu cực kì nguy hiểm cho tương lai, đừng chủ quan!

04/07/2022 11:34

Nếu con bạn thuộc tuýp âm thầm chịu đựng khi bị đánh, mắng đó là dấu hiệu nguy hiểm

Một bà mẹ tên M.B chia sẻ trên diễn đàn mạng: “Trước giờ mình luôn nghĩ thương cho roi cho vọt, cũng do chị em mình được bố mẹ dạy dỗ nghiêm khắc nên giờ mới nên người. Nhưng mới đây bé thứ 2 nhà mình đã khiến mình thay đổi suy nghĩ đó. Đứa lớn nhà mình khá nghịch, quát tháo cũng không ăn thua nên mỗi lần thằng bé không nghe lời là mình tiện đâu đánh đấy. Lâu dần cũng thành thói quen có vẻ nó cũng không sợ đòn roi của mẹ nữa. 

Hôm trước cả 2 anh em giữa trưa nắng mở cửa trốn đi chơi làm bà tìm cả tiếng. Mình đang đi làm bực quá phải về giữa chừng cho chúng nó 1 trận thì thằng anh chỉ biết đứng khóc, con em chạy lại 1 tay ôm mẹ, 1 tay giữ cái roi trên tay mình. Mới có 5 tuổi mà đã biết cãi mẹ bênh anh. Nhưng đúng là sau đó mình nhận ra, những đứa trẻ khác nhau nên được giáo dục theo những cách khác nhau”.

Khi đánh mắng 1 đứa trẻ, có đứa sẽ cãi lý và đương nhiên điều đó làm bạn tức giận. Nhưng ở 1 góc nhìn nào đó thì điều này chứng tỏ trẻ đã có ý thức bảo vệ bản thân rất cao. Và hầu hết những đứa trẻ có sự phản kháng lại ở 1 mức độ nào đó đều vui vẻ, hoạt bát và luôn tự tin hơn những đứa trẻ không hề phản ứng lúc bị mắng.

Phản ứng ngoan đặc biệt” này của trẻ khi bị bố mẹ đánh mắng là dấu hiệu cực kì nguy hiểm cho tương lai, đừng chủ quan!-1

Quan sát những cá tính của con thể hiện qua sự việc nhỏ sẽ khiến bậc làm cha mẹ như chúng ta định hướng được phương pháp dạy dỗ thích hợp dành cho con.

Nếu con bạn thuộc tuýp âm thầm chịu đựng khi bị đánh, mắng đó là dấu hiệu nguy hiểm

Không phải lúc nào người lớn cũng đúng hoàn toàn. Trước lời trách mắng của cha mẹ nếu trẻ luôn âm thầm chịu đựng điều đó chứng tỏ nội tâm của trẻ đang bị đè nén và việc ý thức về giá trị bản thân khá thấp.

Trong cơn nóng giận chúng ta sẽ không kìm chế được mà mắng con những câu như “ngu dốt”, “hư đốn”, so sánh với con nhà người nọ người kia và đánh con rồi khẳng định vì con đáng bị thế. Hành động ấy lặp lại thường xuyên vô tình đẩy đứa trẻ vào thế bị động. Nó sẽ mặc định tin những lời cha mẹ mắng, thấy mình không được yêu thương và ngày càng tự ti, khép mình hơn.

Nhiều ông bố bà mẹ luôn tin “trẻ con không biết gì, nó sẽ nhanh quên thôi bởi nếu nó nhớ thì đã không tái phạm”. Thế nhưng, trẻ có thể quên đi nỗi đau ban đầu sau nhiều năm, còn khoảng cách giữa chúng và cha mẹ sẽ không thể rút ngắn.

Tránh xa những người mang lại nguy hiểm cho mình là 1 phản ứng tự nhiên của con người. Nếu bạn dùng đòn roi, mắng quát để giáo dục con cái, trẻ sẽ có ý thức tránh xa bạn. Khi lớn lên sự thân thiết sẽ khó để thiết lập.

Phản ứng ngoan đặc biệt” này của trẻ khi bị bố mẹ đánh mắng là dấu hiệu cực kì nguy hiểm cho tương lai, đừng chủ quan!-2

Khi mất bình tĩnh với con, cha mẹ tinh tế sẽ làm điều này

Đầu tiên là cho con bạn 1 khoảng thời gian nghỉ ngơi để ổn định cảm xúc. Chỉ khi đôi bên bình tĩnh thì mới có tác dụng giáo dục tốt.

Quan trọng nhất là cha mẹ cần kiểm điểm lại cảm xúc của chính mình và tự hỏi: Tại sao lại đánh mắng con, tình huống vừa rồi có thực sự cần thiết và làm thế có đem lại hiệu quả tốt không?

Bước 2: Đặt trẻ ở thế cân bằng với mình, coi mỗi đứa trẻ là 1 người lớn đang trong quá trình trưởng thành

Nếu vô tình nói điều gì đó khiến con tổn thương, hãy nhận lỗi, hãy xoa dịu chúng bằng cái ôm hoặc vỗ vai. Bạn cần đặt trẻ vào thế ngang bằng với mình để cuộc trò chuyện được hiệu quả. Khi đó 1 phần trẻ sẽ mở lòng vì nghĩ cha mẹ luôn lắng nghe, tôn trọng mình, 1 phần trẻ sẽ tập trung vào lỗi lầm và mong muốn chuộc lỗi hơn là nghĩ cách đối phó cho qua.

Bước 3: Tha thứ và giúp trẻ sửa sai

Sau khi chúng ta phê bình và giáo dục trẻ, trước hết phải hoàn toàn tha thứ về mặt tâm lý, sau đó tìm cách giúp trẻ sửa lỗi. Đánh mắng là phương pháp giáo dục thấp nhất cần hạn chế áp dụng.

Tóm lại, chúng ta là người lớn, hãy đặt mình vào vị trí của con. Bố mẹ nào cũng từng là trẻ con, từng có tuổi thơ nhưng con cái chưa từng 1 lần được là người lớn nên nó sẽ không đủ khả năng để hiểu và thông cảm cho những cơn tức giận đi quá giới hạn của bạn.

Theo Moon - Vietnamnet

Bài liên quan
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Phản ứng 'ngoan đặc biệt' này của trẻ khi bị bố mẹ đánh mắng là dấu hiệu cực kì nguy hiểm cho tương lai, đừng chủ quan!
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO