Ở Chi Lăng có một dãy núi với cái tên đáng sợ, trông như một con quỷ núp trong lùm cây, ai trông thấy cũng rùng mình về cảnh tượng và truyền thuyết ở đây

Sưu tầm| 24/04/2023 21:54
Đọc bài báo này

Cung cấp bởi  

Logo vbee Image
0:00

Huyện Chi Lăng, thuộc tỉnh Lạng Sơn có địa hình hiểm trở, kỳ lạ là tại đây có ngọn Núi Mặt Quỷ đi vào huyền thoại, giặc ngoại xâm nghe đến là kinh hồn!

Huyện Chi Lăng, thuộc tỉnh Lạng Sơn có địa hình hiểm trở, kỳ lạ là tại đây có ngọn Núi Mặt Quỷ đi vào huyền thoại, giặc ngoại xâm nghe đến là kinh hồn!

chilang.jpg

Theo những người lớn tuổi nơi đây, Núi Mặt Quỷ không làm hại họ, mà lại bảo vệ bình an cho dân làng chống lại giặc ngoại xâm

Từ xa xưa, Chi Lăng đã có một vị trí trọng yếu là cửa ngõ chính ở phía Bắc nước ta, nhờ có địa hình hiểm trở mà cha ông ta đã chặn đứng các cuộc viễn chinh xâm luợc của phuơng Bắc.

Sau rất nhiều thất bại, quân giặc ví đây là cửa tử “một đi không trở về”. Nhân dân địa phương vẫn nhớ câu nói như sự kinh hãi khi đi qua nơi này: “Quỷ Môn Quan, thập nhân khứ, nhất nhân hoàn”. Dịch nghĩa nôn na tức là, đi qua cửa ải Quỷ Môn, mười người đi thì chỉ có một người quay lại.

Núi Mặt Quỷ nằm trên lưng chừng vách núi Cai Kinh dựng đứng cách cửa Ải Chi Lăng ngày nay chừng 100m, có một hình dáng khuôn mặt trông thấy giống mặt quỷ, vì vậy mà nơi đây có tên là Núi Mặt Quỷ.

Mặt quỷ nhìn rõ nhất là hai hố sâu rất giống 2 con mắt, như hai miệng thúng sâu thẳm chằm chằm nhìn xuống dòng sông Thương, mồm rộng, tạo thành một cái cửa hang sâu đen ngòm, hai cái mũi to bằng hai cái bát điếu.

Vì là Núi Mặt Quỷ nên không ai dám leo lên vì cho rằng nếu trèo lên là không tôn trọng đấng tạo hóa. Có một điều thú vụ là dù gọi là Núi Mặt Quỷ nhưng người dân nơi đây họ không coi núi là biểu tượng của cái ác, mà là biểu tượng bảo vệ cho cuộc sống bình yên của dân làng.

Theo sử sách ghi lại, khi tướng giặc Liễu Thăng nằm trên kiệu sơn son thiếp vàng, qua cửa Ải Chi Lăng đã vén rèm thêu kim tuyến của cỗ kiệu lên, rút kiếm lệnh chỉ lên Núi Mặt Quỷ, thề rằng: “Không làm cỏ được phương Nam, bình xong đất này, ta không trông thấy mặt ngươi nữa! Các tướng xem kìa, lời ta là ý trời, mặt quỉ đã méo lại, quỉ đang khóc cho số phận diệt vong của giặc Lam Sơn đó!”.

Chưa kịp dứt lời, thì từ Núi Mặt Quỷ phát ra tiếng cười vang như sấm động, tiếng cười vang dậy cả trời, rung chuyển cả núi rừng. Liễu Thăng khiếp đảm kêu lên trước khi đầu rời khỏi cổ. Nơi đây đã chôn xác biết bao giặc ngoại xâm.

Ngày nay, Núi Mặt Quỷ là nơi thu hút nhiều du khách đến tham quan, họ cũng được nghe nhiều truyền thuyết về ngọn núi kỳ lạ này.

chilang1.jpg
Núi Mặt Quỷ nằm trong Khu Di tích Lịch sử Chi Lăng
chilang2.jpg
Tạo hóa đã mang đến cho người dân nơi đây ngọn Núi Mặt Quỷ, một kiệt tác thiên nhiên hiếm có
chilang3.jpg
Dường như ngọn núi có đến 2 mặt quỷ
chilang4.jpg
Toàn cảnh Núi Mặt Quỷ
chilang6.jpg
Có một điều không thể lý giải được là mặt dù cây xanh mọc khắp nơi, nhưng ngay khuôn mặt quỷ thì lại không có cây xanh nào mọc
chilang7.jpg
Đền Quỷ Môn Quan cách đó 100m

Bài liên quan
  • Phát huy vai trò của di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch bền vững
    Trong khuôn khổ Giỗ tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng 2023, ngày 22/4 tại thành phố Việt Trì, UBND tỉnh Phú Thọ phối hợp với Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch; tổ chức Khoa học chuyên gia Việt Nam toàn cầu đã tổ chức Diễn đàn bền vững Việt Nam với chủ đề “Phát huy vai trò của di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch bền vững.
  • 48h đưa bà ngoại đi khắp xứ Huế
    Dù đã có nhiều chuyến du lịch, đặt chân đến những miền đất mới, nhưng chuyến du lịch lần đầu tiên cùng bà ngoại đã mang đến cho nữ du khách những cảm xúc khó quên. Thời gian bên cạnh người thân yêu của mình, du khách đã có những phút giây đậm vị tình thân.
  • Lung Ngọc Hoàng - 'Lá phổi xanh' của miền Tây
    Năm 1999, bác Sáu Dân (Thủ tướng Võ Văn Kiệt) ghé thăm Lung Ngọc Hoàng. Sau khi đi thực tế, về làm việc, bác Sáu Dân căn dặn: Đây là mảnh rừng rất quý, là lá phổi xanh cho cả đồng bằng cần phải bảo tồn”, anh Trần Bé Em, Trưởng Phòng Khoa học và Bảo tồn Lung Ngọc Hoàng, nhớ lại. Và sau chuyến ghé thăm đó của bác Sáu Dân, cái tên Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng (huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang) được định danh đến nay.
  • Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ ẩn sâu trong rừng xanh Mường Phăng
    Sở Chỉ huy chiến dịch ẩn khuất trong rừng Mường Phăng, nơi Đại tướng Võ Nguyên Giáp đưa ra những chỉ thị, mệnh lệnh quan trọng dẫn tới thắng lợi Điện Biên Phủ.
  • Lên đỉnh Mẫu Sơn chạm vào linh địa cổ
    Các nhà khảo cổ học đã tiến hành khai quật và phát hiện ra Khu linh địa cổ Mẫu Sơn (Lạng Sơn). Đến nay, vẫn còn đó những bí ẩn về lịch sử và bí mật về những chủ nhân đã dày công xây dựng nên nơi này.
  • Nơi níu chân du khách bởi vẻ đẹp bình yên và cuộc sống dung dị
    Dù đã đến với xứ Huế mộng mơ, nữ du khách vẫn luôn trong tâm trạng háo hức khi được trở lại nơi đây để hòa mình vào nhịp sống chậm rãi, khung cảnh bình yên và cảm nhận tình người cố đô...
  • Mãn nhãn màn biểu diễn dù lượn tại Carnaval Hạ Long 2024
    Những chiếc dù lượn đầy màu sắc bay lượn trên bầu trời cùng pháo hoa và Drone light của chương trình Carnaval Hạ Long 2024 mang tên “Bừng sáng kỳ quan” mang tới cho khán giả màn biểu diễn ánh sáng và âm nhạc đầy màu sắc.
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Ở Chi Lăng có một dãy núi với cái tên đáng sợ, trông như một con quỷ núp trong lùm cây, ai trông thấy cũng rùng mình về cảnh tượng và truyền thuyết ở đây
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO