Nửa thế kỷ giành giải Oscar: Từ The Godfather đến… Bố già của Ngọc Thứ Lang

Linh Đan (tổng hợp)| 02/04/2023 09:00

Tròn nửa thế kỷ tác phẩm nổi tiếng của Mario Puzo lên phim và chiến thắng ở giải Oscar 1973 cho đến lúc này The Godfather hay Bố già vẫn thu hút hàng triệu USD khi công chiếu đủ thấy sức sống mãnh liệt thế nào…

Và sức sống của tiểu thuyết, bộ phim không chỉ nằm trong nội dung tác phẩm còn có cả giai thoại…

Đọc thêm: Ferenc Puskas chưa một lần chạm tay Quả bóng Vàng, nhưng vĩ đại thế nào

Từ The Godfather

Tháng 2/2022, The Godfather được trình chiếu trở lại trong hệ thống rạp Bắc Mỹ nhân kỷ niệm 50 năm bộ phim này ra đời (1972). Chỉ trong khoảng thời gian ngắn, đã thu về hơn 1 triệu USD tiền vé và nằm trong số các bộ phim dẫn đầu khoảng 50% số rạp chiếu.

Cùng năm, Hollywood cũng bắt đầu các hoạt động kỷ niệm nửa thế kỷ bộ phim ra rạp, trong đó có cuộc trưng bày:“The Art of Moviemaking: The Godfather” ở Academy Museum – Los Angeles, thu hút khá nhiều người đến xem dù giá vé không hề rẻ, 25 USD.

Sức sống của The Godfather sau nửa thế kỷ vẫn rất mạnh mẽ, nhưng ít ai biết rằng từ tác phẩm “best seller” của Mario Puzo (phát hành năm 1969, bán 21 triệu bản) lên phim và thắng giải Oscar 1973, Quả cầu Vàng lại không phải suôn sẻ.

Theo như nhiều tài liệu khác nhau, ban đầu đạo diễn diễn Francis Ford Coppola (khi đó mới 31 tuổi) muốn trao vai Bố già (Vito Corleone) cho danh ca Frank Sinatra (cũng là nguyên mẫu của nhân vật con nuôi Johnny Fontane của trong truyện của Bố già), thế nhưng phút cuối lại có sự thay đổi.

Và Coppola chọn Marlon Brando chỉ đơn giản tài tử này yêu thích tác phẩm của Mario Puzo, trong khi danh ca Frank Sinatra thì không mặn mà cho lắm.

bogia4.jpeg
Marlon Brando vào vai Vito Corleone

Sự lựa chọn Marlon Brando cho vai chính của Coppola cũng chưa hết rắc rối khi hãng sản xuất Paramount Pictures lo sợ thua lỗ, bởi trong thời điểm này các bộ phim về Mafia hay xã hội đen tại Mỹ hầu như không mang về lợi nhuận cao, thậm chí ế khách thảm hại.

Đấu tranh mãi, rốt cuộc mong muốn của Coppola được đáp ứng với cam kết không lỗ. Và quyết định này thực sự đúng đắn khi bộ phim thắng lớn và Brando đã khắc họa thành công không thể đong đếm hình tượng của một trùm mafia Vito Corleone đầy mưu mô xảo quyệt nhưng cũng sống rất tình cảm với gia đình cùng giải Oscar Nam diễn viên chính xuất sắc nhất thứ hai trong sự nghiệp.

bogia5.jpg
Đạo diễn và các diễn viên trên phim trường

Tuy nhiên Marlon Brando đã từ chối giải thưởng này và tẩy chay buổi lễ trao giải khi không tham dự mà chỉ gửi diễn viên da đỏ ít tên tuổi Sacheen Littlefeather tới tuyên bố lý do từ chối tượng vàng.

Lý do Brando phản đối việc Hollywood và các hãng truyền hình thường xuyên miêu tả lệch lạc hình tượng những người thổ dân bản địa như những kẻ dã man…

Chuyện ai vào vai “cậu út” Michael cũng gây ra khá nhiều bất đồng với những ý kiến khác nhau. Giám đốc sản xuất của hãng Paramount đề cử Warrant Beatty, Alain Delon và Burt Reynolds nhưng lần lượt bị đạo diễn Coppola từ chối, ông vẫn tiếp tục gợi ý nên chọn Robert Redford thay cho Al Pacino vì Robert có thể hợp với vai diễn hơn mà cũng có tiếng tăm hơn.

bogia3.jpeg
Mario Puzo, đạo diễn và 2 nhà sản xuất trong buổi ra mắt God father

Trong khi nội bộ còn đang lục đục, chưa đi đến thống nhất có nên chọn anh chàng vô danh Al Pacino vào vai Michael không thì Pacino sau thời gian chờ đợi đã nhận lời vào vai Mario Trantino trong The Gang That Couldn’t Shoot Straight.

Để Pacino tham gia dự án The Godfather, rốt đoàn phim cuộc phải trả tiền phá vỡ hợp đồng với hãng Metro Goldwyn Mayer.  Pacino được chọn và thành danh rực rỡ không kém “người cha” Marlon Brando.

The Godfather có những chuyện bên lề liên quan đến gia đình mà ít ai biết. Vai “cô út” Connie Corleone do Talia Shire đảm nhận do chính em gái… đạo diễn thủ vai.

michael-corleone.jpeg
Al Pacino vai Michael

Marlon Brando còn cho cả 3 người con của mình (một mới sinh) vào vai con của Connie và Rizzi hay ông cố vấn pháp lý” Tom Hagen. Chưa hết, đạo diễn cũng bố trí để cha mình là ông Carmine Coppola (vốn là một nhà soạn nhạc trứ danh đảm nhận vai trò viết nhạc cho phim) cũng xuất hiện chớp nhoáng trong vai trò người chơi đàn piano trong lễ cưới. Các diễn phụ cũng hầu hết là.. người nhà hoặc có gốc gác Italia…

đến Bố già

“Bố già phải đọc bản dịch của Ngọc Thứ Lang” là câu mà phần lớn những ai mê mẩn tác phẩm này ở Việt Nam đều được khuyến cáo.

Vậy Ngọc Thứ Lang là ai và vì sao bản dịch của ông được yêu mến, thậm chí khiến chính tác giả Mario Puzo phải trầm trồ?

Theo như nhiều tài liệu không chính thống, Ngọc Thứ Lang tên thật Nguyễn Ngọc Tú sinh khoảng năm 1930 tại Hà Nội sau đó khi di cư vào Nam và trở thành ký giả của một tờ báo tư nhân.

Trước khi đưa The Godfather đến với công chúng thực tế tên tuổi Ngọc Thứ Lang đã có, với khá nhiều tác phẩm được dịch.
Nhưng phải tới khi The Godfather được Việt hoá thành “Bố già”, Ngọc Thứ Lang mới thực sự nổi tiếng kèm theo giàu có.

Cũng ít người biết rằng để bắt tay vào dịch The Godfather, Ngọc Thứ Lang đang rơi vào cảnh túng quẫn vì thiếu tiền “nằm ổ" - một thuật ngữ của dân… nghiện trước 1975 tại Sài Gòn ở hẻm Monceaux, Tân Ðịnh, sau 1956 là đường Huỳnh Tịnh Của nối dài). Đáng nói hơn, Ngọc Thứ Lang không phải người đầu tiên dịch tác phẩm của Mario Puzo ra tiếng Việt mà một cái tên khác.

Năm 1970, nhật báo Chính Luận đã đăng The Godfather dưới dạng tiểu thuyết nhiều kỳ (feuilleton) với tựa đề Cha Đỡ Đầu do nhà văn Trọng Tấu dịch từ bản tiếng Pháp.

bogia.jpeg
Bản dịch của Ngọc Thứ Lang được in trước 1975

Thế nhưng bản dịch này chỉ xuất hiện trên báo trong vài tháng rồi ngưng nửa chừng vì không thu hút người đọc với lối hành văn quá chân phương, không hợp với loại truyện gangster, giang hồ, súng đạn…

Hai năm sau, tức năm 1972, cuốn Bố Già do Ngọc Thứ Lang dịch từ The Godfather (bản gốc từ tiếng Anh) mới thu hút sự chú ý của người đọc với thứ ngôn ngữ giang hồ” hay “ngôn ngữ Mafia” mà người dịch nếu ít trải nghiệm thật khó làm được.

Không chỉ chuyển ngữ đơn thuần, Ngọc Thứ Lang khiến tất cả say mê suốt 32 chương bằng lối dịch có phần hơi… phăng, nhưng rất… hợp lý.

Điển hình như Bố Già và “cố vấn” Hagen, người được ông nuôi từ nhỏ và sau này trở thành luật sư của gia đình Corleone. Nếu như phim Phụ đề giữa hai nhân vật trong phim là “Cha” và “Con” trong khi bản dịch của Ngọc Thứ Lang dùng 2 chữ “Bác” và “Cháu” rất “điệu nghệ” vì Bố Già không bắt Hagen, một người gốc Irish-German, đổi họ thành Corleone cho nên không lý do gì để ông gọi Hagen là “Con”.

Không chỉ có bản dịch hay, ngay cả cách chuyển The Godfather thành Bố già của Ngọc Thứ Lang cũng được coi “vô tiền khoáng hậu”, để giờ gần như khiến tất cả phải dùng nếu nói đến người đứng đầu thế giới ngầm…

Sau nửa thế kỷ The Godfather của Coppola giành giải Oscar, hay The Godfather của Mario Puzo lừng lẫy, bản dịch kinh điển Bố già từ Ngọc Thứ Lang đến giờ tác phẩm này vẫn có một sức sống mãnh liệt với người đọc, nhưng ít ai biết rằng “cha đẻ” của những đứa con tinh thần ấy lại có lối rẽ khác nhau.

Nếu như Coppola, Mario Puzo tiếp tục thăng hoa trong sự nghiệp thì Ngọc Thứ Lang theo nhiều tài liệu không chính thống đã ra đi trong một trại cai nghiện sau 1975 như một người vô danh, dù sau này bản dịch Bố già vẫn là một tác phẩm kinh điển trong lòng độc giả…

Bài liên quan
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Nửa thế kỷ giành giải Oscar: Từ The Godfather đến… Bố già của Ngọc Thứ Lang
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO