Novak Djokovic: Đường hầm không lối thoát

17/01/2022 14:31

Novak Djokovic là một trong những nhân vật chính trong "gánh xiếc" ồn ào trước khi bị trục xuất và không thể bảo vệ danh hiệu Australian Open.

Rắc rối liên quan đến Djokovic cùng với những hạn chế của thế giới hiện tại khiến anh bước vào đường hầm không lối thoát.

Djokovic thành công nhờ đi ngược truyền thống thể thao thẩm mỹ


"Chết trong vẻ đẹp", một câu ngạn ngữ cổ của người Balkan phần nào thể hiện một truyền thống thể thao khu vực này, cũng như Serbia (hoặc rộng hơn là Nam Tư cũ) nói riêng, mang tính thẩm mỹ hơn nhiều so với chiến thắng - trong bóng đá, bóng rổ, hay cờ vua.

djokovic-serbia.jpg
Djokovic đi ngược truyền thống thể thao thẩm mỹ và trở thành người hùng dân tọc của Serbia

Dragoslav Sekularac, được gọi là Seki, Garrincha của Serbia trong những năm 1950 và 1960; hay Dragan Dzajic, một trong những hậu vệ trái hay nhất mọi thời đại, thi đấu cho Sao Đỏ Belgrade những năm 1960 và 1970, là biểu tượng của bóng đá chết vì vẻ đẹp.

Họ siêu phàm về kỹ thuật và sáng tạo, được ngưỡng mộ trên toàn thế giới, đã gặt hái những thành công quốc nội nhưng chưa bao giờ giành được bất cứ điều gì trên sân chơi quốc tế: để thua chung cuộc trước Liên Xô tại Thế vận hội 1956, thua Italy ở chung kết EURO 1968.

Trước sự ngạc nhiên của LĐBĐ Brazil, Pele muốn chơi trận cuối cùng với ĐTQG tại thánh đường bóng đá Maracana vào ngày 18/7/1971 gặp Nam Tư của HLV huyền thoại Vujadin Boskov vì sự ngưỡng mộ với những vũ công Balkan.

Trận đấu kết thúc với tỷ số 2-2. Dzaijc ghi bàn, Pele thì không, và cả hai đổi áo ở cuối trận.

Quá nhiều cầu thủ bóng rổ Serbia đã thể hiện cùng một lý tưởng và kết thúc theo cùng một kịch bản. Số phận khiến họ luôn thất bại trước vinh quang.

Trong cờ vua, trường phái Nam Tư là đối trọng duy nhất có thể chống lại Liên Xô trong thời kỳ hậu chiến, với hai đại diện xuất sắc là Svezotar Glicoric và Ljubomir Ljubojevic - được gọi là "Thợ cắt tóc của Belgrade". Cả hai thi đấu nổi bật và chết trong sắc đẹp.

Mặc dù đạt được số điểm rất cao trong sự nghiệp, cả hai dành cả đời để mơ đến một trận chung kết Candidates Tournament nhưng chưa bao giờ thành hiện thực.

Novak Djokovic luôn ngược lại. Anh luôn từ bỏ vẻ đẹp, thay thế nó bằng một sự vững chắc về thể chất và tâm lý đến mức bị xem như một tấm gương xấu.

djokovic-australia.jpg
Sự bướng bỉnh là điểm yếu của Djokovic

Roger Federer, có lẽ, có thể nói rằng không chơi với đối thủ mà khiêu vũ cùng những quả bóng. Ngược lại, Nole luôn nhắm đến tâm lý để đánh bại những tay vợt ở phía bên kia lưới.

Những chiến công mà Djokovic thu hoạch được đã chứng minh anh đúng trong việc đi ngược truyền thống đề cao vẻ đẹp một cách có hệ thống.

Khả năng chống cự trong nỗ lực tâm lý đã giúp Nole đứng ngôi số 1 trên bảng xếp hạng thế giới lâu hơn tất cả những người khác.

Quy tắc Djokovic, quy tắc thế giới


Từ bỏ truyền thống thể thao Balkan, đầy bản năng của "một con sói" (như chính anh thừa nhận), đặt ra những quy tắc của riêng mình đã giúp Djokovic bước vào ngôi đền những vận động viên thể thao vĩ đại nhất mọi thời đại.

Bây giờ, chính những quy tắc cá nhân đang khiến Djokovic có thể mất đi tất cả. Ít nhất, anh không được dự Australian Open trong 3 năm và không thể dự US Open mùa thu năm nay vì những quy định y tế của Mỹ. Tháng Ba tới, anh không thể đến hai giải Masters 1000, Indian Wells và Miami Open

Trước mắt, Nole chỉ có thể tham dự Roland Garros và Wimbledon. Nhưng từ nay đến đó, không biết trước được điều gì. Ít nhất, Tổng thống Pháp, Emmanuel Macroon, đã nói rõ ràng trên tờ Le Parisien: "Tôi không ủng hộ việc mang rắc rối cho người Pháp. Tôi thực sự muốn bắt những người chưa tiêm chủng. Đó là chiến lược".

Câu chuyện mà Djokovic trải qua trở thành "gánh xiếc" trước khi Australian Open 2022 khai mạc.

Nếu các quốc gia không áp dụng các biện pháp ngăn chặn hoặc tự bảo vệ, và nếu chúng ta không được tiêm chủng đại trà, thì Australian Open 2022 hay bất kỳ giải đấu nào khác sẽ không được tổ chức.

Câu chuyện xung quanh tay vợt người Serbia đã làm dấy lên quá nhiều nghi ngờ và chính phủ Australia không còn cách nào khác ngoài việc ra lệnh trục xuất anh. Đất nước xứ sở chuột tút cần bảo vệ sự tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc mà họ đã áp dụng đối với công dân của mình.

Hãy tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra nếu Chính phủ Australia chấp nhận visao của tay vợt số 1 thế giới để cứu giải đấu. Khi ấy, làm thế nào để kêu gọi tiêm phòng cho dân chúng?

djokovic-australia-2.jpg
Thế giới đã thay đổi bởi đại dịch, Djokovic không thể đặt quy tắc của mình trên quy tắc thế giới

Ít ngày trước, trước khi Bộ trưởng Nhập cư Alex Hawke hủy visa Djokovic, Boris Becker đã cảnh báo: "Các quy định sẽ trở nên chặt chẽ hơn thay vì thoải mái hơn. Vì vậy, quan điểm của tôi là bạn nên hiểu rằng nếu bạn đi tiêm phòng thì mọi việc sẽ dễ dàng hơn".

Becker, huyền thoại quần vợt người Đức và là HLV giúp Djokovic giành cả 4 Grand Slam, hiểu rõ tính cách và mê cung tâm trí của Nole.

"Thế giới đã thay đổi và cậu ấy sẽ rất khó để sống như một VĐV quần vợt chuyên nghiệp mà không tiêm phòng", Becker cảnh báo. "Ở tuổi 34, cậu ấy không còn nhiều thời gian để đạt được những mục tiêu của mình.

Cùng một quyết tâm đáng kinh ngạc mà tôi đã thấy Nole giành chiến thắng trong các trận đấu còn có điểm yếu bởi sự bướng bỉnh của cậu ấy".

"Bạn phải tiêm phòng nếu không bạn sẽ gặp phải vấn đề này thường xuyên", Marion Bartoli, nhà vô địch Wimbledon 2013, nói với BBC.

Djokovic có quy tắc của riêng anh. Nhưng Australia và thế giới cũng có quy tắc riêng, mà ở đó các cá nhân buộc phải chấp nhận nếu không muốn bị trục xuất.

Sau "gánh xiếc" vừa qua, Nole đang trong đường hầm không có lối thoát.

Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Novak Djokovic: Đường hầm không lối thoát
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO