Trong cuộc phỏng vấn với Lenta.ru, ông Podlevsky đã liệt kê những trở ngại đối với việc các nước châu Âu nhanh chóng từ chối các nguồn năng lượng của Nga.
Đại diện Cấp cao về Chính sách An ninh và Đối ngoại của Liên minh châu Âu, ông Josep Borrell thông báo, các ngoại trưởng EU sẽ không thể bỏ qua vấn đề cấm vận dầu mỏ đối với Nga vào ngày 16/5 do những bất đồng nghiêm trọng.
“Tất nhiên, chúng tôi sẽ thảo luận về lệnh cấm vận dầu mỏ và chúng tôi sẽ cố gắng tháo gỡ tình hình, nhưng tôi không thể đảm bảo điều này, vì phe phản đối rất mạnh”, ông Borrell giải thích.
Để phản đối chiến dịch quân sự của Moscow nhằm vào Kiev, một số quốc gia châu Âu đã kêu gọi ngừng hoàn toàn việc nhập khẩu năng lượng của Nga. (Ảnh: RIA) |
Trước đó, Hungary đã phủ quyết lệnh cấm nhập khẩu dầu từ Nga. Budapest cho rằng, việc từ bỏ dầu của Nga sẽ gây ra quá nhiều thiệt hại cho nền kinh tế nước này.
Lệnh cấm vận
“Về mặt hình thức, EU có thể thay thế dầu của Nga, vì thị trường dầu là toàn cầu và việc giao hàng từ điểm này đến điểm khác không quá khó”, ông Podlevsky nói.
Tuy nhiên, theo ông Podlevsky, có những khó khăn nhất định đối với châu Âu. Về mặt xuất khẩu dầu, chẳng hạn như sau khi sụt giảm vào năm 2020, khi các luồng quá cảnh, khách du lịch và các luồng khác giảm do đại dịch. Có vẻ như thế giới vẫn có thể làm việc nếu không có dầu từ Nga. Nhưng đừng quên nước này cũng cung cấp khối lượng lớn các sản phẩm dầu mỏ mà người tiêu dùng châu Âu.
Ngoài ra, theo nhà phân tích, mức tiêu thụ cao nhất cũng được quan sát thấy do hoạt động quân sự đặc biệt của Nga trên lãnh thổ Ukraine.
“Các yêu cầu đã tăng lên do nhu cầu về khối lượng lớn nhiên liệu cho việc di chuyển các thiết bị quân sự. Đồng thời, cũng có một số vấn đề về hậu cần khi các nhà máy lọc dầu của châu Âu được thiết kế riêng cho dầu nặng của Nga. Tất cả những điều này khiến việc từ chối nhanh chóng năng lượng của Nga là không thể”, ông Podlevsky nói thêm.
“Tất nhiên, hệ thống này có thể được xây dựng lại từ từ, nhưng trong tương lai phảt mất vài năm nữa để châu Âu sẽ có thể tự lập hoàn toàn khỏi dầu mỏ và các sản phẩm dầu của Nga. Nhưng tất cả những điều này liên quan đến chi phí tài chính và thời gian lớn”, ông Podlevsky giải thích.
Vấn đề này đặc biệt đúng đối với các nước Đông Âu, theo đó, việc thay thế các nguồn cung cấp của Nga sẽ đòi hỏi những chi phí bổ sung đáng kể. Đối với khí đốt của Nga, nhà phân tích ước tính mức độ phụ thuộc là gần 100%.
Theo ông Podlevsky, nhìn chung, ở châu Âu, cân bằng cung và cầu về khí đốt đã đến mức không thể từ bỏ trong tương lai gần. Vì vậy, “nếu Nga tỏ ra cứng rắn, EU sẽ buộc phải đồng ý với các điều khoản của nước này”.
“Tình trạng này sẽ tiếp tục trong ít nhất 1,5 năm tới. Mặc dù khá khó để đưa ra thời gian cụ thể, bởi vì tình hình có thể thay đổi cứ sau vài tuần”, nhà phân tích kết luận.
Trước đó, Đức thông báo sẽ ngừng nhập khẩu dầu từ Nga cho đến hết năm 2022, ngay cả khi EU không đạt được đồng thuận về việc áp dụng lệnh cấm vận dầu mỏ như một phần của gói trừng phạt chống Nga tiếp theo.
Cụ thể, Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock hôm 20/4 cho biết, chính quyền Berlin đã quyết định sẽ ngừng nhập khẩu dầu từ Nga vào cuối năm nay.
Được biết, Đức là quốc gia có nền kinh tế lớn nhất châu Âu, gần đây đã tăng cường nỗ lực nhằm giảm phụ thuộc vào nguồn năng lượng nhập khẩu từ Nga.
Thống kê cho thấy, Nga chiếm 25% lượng dầu nhập khẩu của Đức tính đến đầu tháng 4, giảm từ 35% so với khoảng thời gian trước khi Moscow bắt đầu chiến dịch quân sự ở Ukraine.
Việc ngừng nhập khẩu khí đốt của Nga chắc chắn sẽ gây ra nhiều khó khăn đối với Đức, do quốc gia này trong quý đầu tiên đã nhận được khoảng 40% lượng khí đốt từ Nga.
Thanh Bình (lược dịch)