Những triệu chứng lão hóa não bộ thường bị bỏ qua và cách tập luyện hiệu quả

28/12/2022 18:06

Quá trình lão hóa não bộ thường bắt đầu khi con người bước qua mốc 25 tuổi và khoảng 50% các chức năng nhận thức chính (suy nghĩ, phản ứng và trí nhớ) bị suy giảm ở tuổi 70.

Trong xã hội hiện đại, ở mọi lứa tuổi, con người có thể tham gia vào các hoạt động khác nhau - khiêu vũ, tiến hành bất kỳ sự kiện xã hội nào, làm chủ công việc kinh doanh, hẹn hò...

Để làm được điều này, không chỉ cơ thể chúng ta mà cả bộ não cũng phải hoạt động đủ hiệu quả. Nếu không được tập luyện thường xuyên, cơ quan quan trọng này sẽ sớm bị lão hóa và không thể thực hiện tốt chức năng của mình.

Do đó chúng ta cần bắt đầu chú ý đến vấn đề này càng sớm càng tốt.

Ảnh minh họa.

Con người ở bất kể tuổi tác đều không tránh khỏi những dấu hiệu đầu tiên của quá trình lão hóa não bộ. Các triệu chứng sau đây có thể cho thấy bạn đang ở trong “vùng rủi ro”, tuy nhiên, thường bị chúng ta dễ bỏ qua: Cáu kỉnh, bực bội và dễ bị tổn thương, tâm trạng tồi tệ thường xuyên và ngay cả vào buổi sáng;

Gặp các vấn đề về sự tập trung - một bộ não khỏe mạnh có khả năng nhớ được các thông tin mới đã được tiếp cận trong một giờ; Lo lắng quá mức, không hài lòng với người khác; +

Không muốn tham gia vào các hoạt động cường độ cao; Nhận thức về tương lai một cách mơ hồ, ảm đạm; Hạn chế các hoạt động xã hội; Không quan tâm đến dáng vẻ bên ngoài gọn gàng.

Các yếu tố khác, bao gồm cả sự mệt mỏi về thể chất, cũng có thể là lý do gây ra các dấu hiệu này. Nhưng nếu nhận thấy một số điểm như vậy cùng một lúc, lặp đi lặp lại thường xuyên, chúng được coi là những dấu hiệu cần được cảnh báo.

Não bộ thậm chí lão hóa nhanh hơn nếu có thêm các yếu tố sau: Chấn thương đầu và rối loạn tâm thần; Các bệnh truyền nhiễm; Nghỉ ngơi và ngủ không đủ giấc; Lạm dụng rượu và thuốc lá; Lạm dụng các chất bị cấm; Yếu tố di truyền học; Tình trạng căng thẳng và tiêu cực.

Chúng ta có thể trì hoãn quá trình lão hóa của não bộ bằng các bài tập thường xuyên, với điều kiện là tạo ra một môi trường lành mạnh.

Việc tập luyện nên được thực hiện một cách có hệ thống, chứ không phải một cách ngẫu hứng, chủ yếu thông qua các phương pháp như sau:

Tăng cường hoạt động: Để tăng cường năng lượng cho tim và mạch máu, bạn nên tập thể dục, chẳng hạn như tập thể dục tại nhà hoặc ít nhất là đi bộ thường xuyên. Nếu các hoạt động này được duy trì, khả năng định hướng không gian sẽ phát triển, mang lại sức sống cho não bộ, tăng cường khả năng tiếp nhận các thông tin mới.

Rèn luyện trí nhớ:Tăng cường hoạt động học thuộc lòng các đoạn văn xuôi, ghi nhớ các dãy số - biển số ô tô, số hộ chiếu, số điện thoại...

Học cách tập trung: Chọn bất kỳ một số từ nhất định và chỉ nghĩ về nó trong 5 phút. Sẽ không dễ dàng gì - bạn sẽ bắt đầu bị phân tâm bởi những suy nghĩ về “việc cần thiết” khác cứ ngoan cố chui vào đầu bạn. Nhưng đừng mất kiên nhẫn, hãy tập trung vào nhiệm vụ. Sau một thời gian, bạn sẽ học được cách tập trung.

Lập kế hoạch: Lập kế hoạch cho ngày mai và cố gắng hoàn thành nó. Đối với những sự kiện bị sai lệch so với kế hoạch đã đặt ra cần được bạn phân tích để tìm ra lý do.

Nghỉ ngơi đầy đủ: Đây là một trong những biện pháp rất cần thiết trong cuộc sống công nghiệp, với nhịp sinh hoạt thất thường. Tốt nhất bạn nên ngủ trong phòng tối, được thông gió tốt.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý:Bạn cần kiểm soát tốt lượng cholesterol xấu trong cơ thể mình. Nếu chỉ số tăng cao thì nên loại bỏ thức ăn nhiều dầu mỡ, đảm bảo hoạt động thể lực và ăn kiêng, hạn chế đường. Chế độ ăn uống nên bao gồm các loại thực phẩm có Omega-3, bioflavonoid, vitamin B, E và D.

Tìm kiếm các hoạt động yêu thích: Bạn có thể tìm một số sở thích lành mạnh cho bản thân như đọc sách, làm người mẫu, chơi nhạc, thêu thùa hoặc hội họa. Thực chất có vô vàn các lựa chọn mà bạn có thể tham gia.

Rèn luyện trí nhớ:Vào buổi tối, nên dành 5–10 phút để phân tích các sự kiện trong ngày, nhưng đồng thời, bạn nên nhớ lại những gì mình đã làm, thậm chí đã nói từ sáng sớm. Thói quen viết một cuốn nhật ký cũng là một cách thức khá hiệu quả.

Đặc biệt, với 5 bài tập sau, bạn có thể phát triển khả năng phối hợp của cơ thể và trí não. Chỉ cần dành 10-15 phút để thực hiện các bài tập nhẹ nhàng này thì khả năng hoạt động của não bộ sẽ được cải thiện rõ rệt.

Ngồi xổm: Khoanh tay khi đứng, bạn cần dùng ngón tay nắm lấy dái tai và thực hiện động tác ngồi xổm, sau đó quay trở lại vị trí ban đầu và lặp lại, khoanh tay theo chiều ngược lại. Bạn có thể bắt đầu với 10 lần, tăng dần số lần lặp lại. Khi ngồi xuống hít vào bằng mũi, khi đứng lên thở ra bằng miệng.

Nắm tay:Bạn cần đặt mu bàn tay lên bàn, nắm chặt bàn tay thành nắm đấm, duỗi thẳng và trở về vị trí ban đầu. Sau đó, bạn cần lặp lại với tay kia, rồi đồng thời với cả hai tay. Tốc độ phải được tăng dần. Làm điều này trong 1-5 phút.

Tai mũi: Ở tư thế đứng, bạn cần một tay nắm lấy dái tai, tay kia bịt mũi. Vỗ tay và đổi tay. Các chuyển động nên nhịp nhàng, tăng tốc dần dần. Thực hiện trong vòng 1-2 phút.

Tập bước: Thực hiện bước tại chỗ, đồng thời nâng cao đầu gối và vươn khuỷu tay đối diện theo nguyên tắc đầu gối phải chạm khuỷu tay trái và ngược lại. Bài tập nên được thực hiện chậm trong 1-2 phút.

Bơm: Ngồi thoải mái, bắt chéo chân ở phía trên bên phải mắt cá chân. Khi thở ra, từ từ cúi xuống, đặt ngực lên đầu gối và hạ cánh tay xuống, đồng thời thở ra, duỗi thẳng người và nâng cánh tay lên. Sau đó lặp lại, bắt chéo chân ở chiều ngược lại. Thực hiện 10-15 lần lặp lại.

Giữ cho não bộ hoạt động thường xuyên là một mục tiêu quan trọng, khi đạt được chúng ta sẽ không thể lười biếng. Thực hiện các thủ thuật đơn giản được liệt kê ở trên sẽ giúp duy trì trí nhớ và ngay cả khi về già, bạn sẽ không phải đau đầu tìm kiếm những thứ mà bạn không biết đã bỏ đi đâu chỉ vài phút trước.

Hạ Thảo

Bài liên quan
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Những triệu chứng lão hóa não bộ thường bị bỏ qua và cách tập luyện hiệu quả
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO