Chất béo bão hòa
Chất béo bão hòa là một loại chất béo ăn kiêng. Nó là một trong những chất béo không lành mạnh, cùng với chất béo chuyển hóa. Các loại thực phẩm như bơ, dầu cọ và dầu dừa, phô mai, thịt đỏ đều có lượng chất béo bão hòa cao. Nếu tiêu thụ thường xuyên các thực phẩm này sẽ không tốt cho sức khỏe của gan và đường ruột.
Đường bổ sung
Đường bổ sung là đường được chúng ta thêm vào thực phẩm để tăng hương vị, kết cấu, thời hạn sử dụng hoặc các đặc tính khác trong quá trình chế biến. Đây là những loại đường và xi-rô yêu thích đối với nhiều người.
Chúng thường xuyên được thêm vào thực phẩm hoặc đồ uống trong quá trình chế biến. Còn các loại đường tự nhiên như đường trong trái cây hoặc sữa không phải là đường bổ sung. Hãy lưu ý rằng, nếu bạn tiêu thụ quá nhiều đường bổ sung hoặc thực phẩm chế biến sẽ làm tăng nguy cơ mắc sỏi thận và gây tổn hại cho gan và đường ruột.
Thịt đã qua chế biến
Các loại thịt được bảo quản bằng cách hun khói hoặc ướp muối đã qua xử lý hoặc thêm chất bảo quản hóa học. Chúng bao gồm thịt nguội, thịt xông khói và xúc xích. Tất nhiên, chúng không hề có lợi cho hệ tiêu hóa và gan dù chúng được nhiều người ưa thích.
Phụ gia thực phẩm
Phụ gia thực phẩm là hóa chất được thêm vào thực phẩm để giữ tươi hoặc tăng màu sắc, hương vị của thực phẩm. Chúng có thể bao gồm màu thực phẩm, chất tăng cường hương vị hoặc một loạt chất bảo quản được thêm vào thực phẩm và không hề tốt cho sức khỏe.
Dầu thực vật hydro hóa
Dầu thực vật hydro hóa là thành phần chính của chất béo bão hòa, được làm từ các loại dầu ăn được chiết xuất từ thực vật như ô liu, hoa hướng dương và đậu nành.
Carbs tinh chế
Carbs tinh chế gồm những thực phẩm như bột mì trắng, bánh mì trắng, gạo trắng, bánh ngọt, nước ngọt, đồ ăn nhẹ, mì ống, đồ ngọt, ngũ cốc ăn sáng và đường bổ sung. Carbs tinh chế đã bị loại bỏ hầu hết các chất xơ, vitamin và khoáng chất trong các thực phẩm này. Vì vậy, chúng được coi là nguồn calo rỗng. Chúng cũng được tiêu hóa nhanh và có chỉ số đường huyết cao. Điều này khiến chúng làm tăng vọt lượng đường trong máu và lượng insulin sau bữa ăn.
Nước giải khát, nước ngọt
Do được chế biến và có hàm lượng đường cao nên nước giải khát, nước ngọt không hề tốt cho sức khỏe đường ruột và gan.