Dây rốn là phương tiện vận chuyển oxy, máu và các chất dinh dưỡng từ mẹ đến thai nhi, thông qua nhau thai. Do đó, để đảm bảo cho thai nhi phát triển khỏe mạnh và an toàn từ trong bụng mẹ, mẹ bầu nên hạn chế những thói quen xấu dưới đây vì đó chính là lý khiến thai nhi dễ bị dây rốn quấn cổ.
1. Mẹ bầu tập thể dục quá sức
Một số mẹ bầu tăng cường tập thể dục khi mang thai để tăng cường sức khỏe và tạo nền tảng cho cuộc sinh nở diễn ra một cách tự nhiên, suôn sẻ. Tuy nhiên họ không biết rằng nếu tập thể dục quá nhiều sẽ dễ khiến thai nhi phải di chuyển thường xuyên, từ đó làm tăng khả năng dây rốn quấn cổ thai nhi, thậm chí nếu vận động quá sức sẽ tiêu hao rất nhiều thể lực của mẹ bầu, còn có thể gây căng cơ, thậm chí dẫn đến sẩy thai.
Lời khuyên của chuyên gia trong trường hợp này là bạn có thể tập thể dục hợp lý khi mang thai, nhưng cần chú ý nghỉ ngơi và điều chỉnh, nhớ không vận động quá mạnh, quá lâu. Các bài tập phù hợp cho mẹ bầu bao gồm yoga, thể dục cho bà bầu, đi bộ và các bài tập nhẹ nhàng khác.
2. Tư thế ngủ của mẹ bầu quá tùy tiện
Mặc dù người ta vẫn thường nói rằng mẹ bầu ngủ ngon thì thai nhi mới được nghỉ ngơi tốt và phát triển tốt. Tuy nhiên, mẹ bầu ngủ quá tùy tiện, thường xuyên lật giường hoặc một số tư thế ngủ đè lên tử cung khiến lượng oxy cung cấp cho thai nhi không đủ, đồng thời khiến thai nhi cử động thường xuyên, từ đó làm tăng nguy cơ bị dây rốn quấn cổ.
Do đó, ccác chuyên gia khuyến nghị mẹ bầu khi ngủ nên nằm nghiêng về bên trái càng nhiều càng tốt trong 3 tháng giữa thai kỳ để tránh chèn ép tử cung, giúp cung cấp đủ oxy cho thai nhi.
3. Mẹ bầu thức quá khuya
Khi mang thai, nếu mẹ bầu thức quá nhiều về đêm sẽ làm rối loạn đồng hồ sinh học của bé, khiến bé phải hoạt động trong thời gian dài, từ đó làm tăng khả năng “dây rốn quấn cổ”. Ngoài ra, nó sẽ cản trở sự tăng trưởng và phát triển của em bé.
Gợi ý cho mẹ bầu lúc này là hãy đi ngủ sớm và dậy sớm, thời lượng ngủ tốt nhất là 8-9 tiếng sẽ có lợi cho sự nghỉ ngơi của thai nhi và có lợi cho sự phát triển của thai nhi, đồng thời làm giảm khả năng dây rốn quấn cổ thai nhi.
4. Thường xuyên chạm vào bụng và tiếp xúc với em bé
Khi mẹ bầu có cử động của thai nhi, bố và mẹ thường sẽ rất vui mừng và không thể không giao tiếp với bé, vì vậy họ thường xuyên chạm vào bụng và tương tác với con. Đặc biệt là một số cha mẹ hay có thói vuốt ve bụng bầu theo hình tròn mà không biết rằng điều này sẽ làm tăng khả năng dây rốn của thai nhi quấn quanh cổ.
Lời khuyên của chuyên gia là các bà mẹ và các ông bố tương lai có thể sờ bụng nhưng phải đúng cách và có chừng mực để giao tiếp và tương tác với thai nhi an toàn.
5. Mẹ bầu không ổn định về cảm xúc
Người ta nói mẹ và con có mối liên hệ với nhau, cảm xúc của mẹ bầu và em bé có thể cảm nhận rất rõ, khi mẹ bầu không ổn định về mặt cảm xúc, hay nóng nảy, hoặc là buồn thì em bé cũng sẽ thay đổi theo, không thoải mái thì cử động của thai nhi cũng trở nên bất thường. Điều này làm tăng khả năng dây rốn của thai nhi quấn quanh cổ.
Lời khuyên của chuyên gia: Mẹ bầu nên chú ý điều chỉnh tâm trạng, bất cứ lúc nào cũng như giữ trạng thái tinh thần thoải mái, lạc quan không để bé có những cử động bất thường.
6. Hấp thụ quá nhiều đường
Việc mẹ bầu ăn quá nhiều đường mkhông chỉ làm tăng khả năng mắc bệnh tiểu đường mà còn ảnh hưởng đến nồng độ đường trong máu của thai nhi, làm tăng lượng nước tiểu của thai nhi và lượng đường trong nước tiểu của em bé. Ngoài ra, dưới tác động của áp suất thẩm thấu, nước vào trong màng ối gây ra tình trạng đa ối, nhiều quá dễ khiến bé bị dây rốn quấn cổ.
Vì thế để tránh tình trạng này, mẹ bầu cần lưu ý không tiêu thụ quá nhiều đường trong khẩu phần ăn và ít ăn đồ ngọt.
Theo V.K - Vietnamnet