Những tấm ảnh kể chuyện thế giới năm 2023

Bình An (tổng hợp)| 30/12/2023 13:00

Sự hoảng loạn của người dân trước bom đạn, nét thảng thốt trước thiên tai, sự bất lực trước những khổ đau. Thế giới năm 2023 có quá nhiều thứ khiến bạn phải suy gẫm.

Xung đột Israel - Hamas

Ngày 7/10/2023, Hamas bất ngờ mở chiến dịch tấn công với quy mô chưa từng có vào loạt ngôi làng, thị trấn biên giới Israel,trở thành ngày đẫm máu nhất trong lịch sử quốc gia Do Thái.

Cuộc tấn công tàn khốc của nhóm khủng bố man rợ này khiến 1.140 người thiệt mạng và hàng trăm người bị bắt về Gaza giam giữ làm con tin đã khiến cả thế giới bàng hoàng. Israel không kịp trở tay dù được xem là một cường quốc về quân sự.

1_11zon-2-.jpeg
Một người đàn ông Palestine than khóc khi lực lượng cứu hộ và người dân tìm kiếm những người bị mắc kẹt dưới đống đổ nát của một tòa nhà bị phá hủy sau các cuộc không kích của Israel nhằm vào trại tị nạn Al-Shati, ở Gaza. Ảnh: AFP

Súng đi thì đạn lại, Israel huy động hơn 300.000 quân mở chiến dịch tấn công đáp trả quyết liệt vào Dải Gaza với mục tiêu xóa sổ Hamas.

Khoảng 30.000 quả bom đã được ném xuống dải đất 2,3 triệu dân, khiến hơn 21.000 người thiệt mạng, phần lớn là phụ nữ và trẻ em, biến Gaza thành đống đổ nát, gây ra thảm họa nhân đạo chưa từng có khi khoảng 1,5 triệu người phải rời bỏ nhà cửa, sống trong cảnh đói khát và bom đạn rình rập.

16_11zon-1-.jpeg
Hadas Kalderon, một cư dân ở Kibbutz Nir Oz, òa khóc trong ngôi nhà của mẹ mình đã bị bom đạn của Hamas thiêu rụi khi các cuộc tấn công nổ ra. Mẹ và cháu gái của Hadas bị Hamas giết hại. Tháng 11/2023 con của Hadas được thà sau gần hai tháng bị giam giữ, trong cuộc trao đổi con tin và tù binh giữa Israel - Hamas. Ảnh: AFP 

Nhiều nỗ lực hòa giải đã được thực hiện nhằm xuống thang căng thẳng, dẫn đến lệnh ngừng bắn kéo dài 7 ngày giữa đôi bên, giúp trả tự do cho 105 con tin.

Chiến sự Israel - Hamas đã khiến thế giới thêm bất ổn. Kết cuộc của cuộc xung đột này ra sao? Tương lai của dải đất đã gánh quá nhiều đau thương này sẽ thế nào? Súng đạn vẫn nổ hay nụ cười viên mãn? Tất cả đều là những câu hỏi chưa lời giải.

Cuộc chiến Nga – Ukraine chưa thấy triển vọng hòa bình

Ukraine từng kỳ vọng sẽ kết thúc chiến sự trong năm 2023 bằng chiến dịch phản công quy mô lớn, nhưng điều này đã không xảy ra, khi họ không thể xuyên thủng phòng tuyến được Nga củng cố trong nhiều tháng.

7_11zon-4-.jpeg
Lính Ukraine cố gắng lấy thi thể đồng đội chỉ còn bộ xương trắng, mắc kẹt trong bùn lầy và tuyết tại Kurylivka, gần một chiếc xe bọc thép của Nga đã bị tiêu diệt. Bức ảnh lột tả cả hai bên đều thiệt hại nặng trong cuộc chiến này.  Ảnh: AFP

Nga chưa có dấu hiệu muốn chấm dứt chiến dịch tại Ukraine. Tổng thống Nga V.Putin tuyên bố hòa bình ở Ukraine chỉ đến khi Nga đạt được mục tiêu của mình là "phi phát xít hóa, phi quân sự hóa và đảm bảo tình trạng trung lập của Ukraine", điều Kiev kiên quyết bác bỏ.

14_11zon-3-.jpeg
Người đàn ông ôm chia tay cháu nội sơ tán khỏi thành phố Bakhmut (Ukraine) khi quân Nga bao vây. Những cuộc ly tán của người Ukraine trở nên thường xuyên và quen thuộc kể từ khi Nga xua quân tiến vào. Ảnh: AFP

Cả hai bên đến nay đều không thể hiện bất cứ ý định đàm phán nào. Giới chuyên gia nhận định xung đột chỉ có thể được giải quyết trên chiến trường. Chỉ khi một bên hứng chịu thất bại nặng nề và nguồn lực dự trữ cạn kiệt, cánh cửa đàm phán mới có thể mở ra để kết thúc cuộc chiến bi thảm nhất ở châu Âu kể từ sau Thế chiến II.

22_11zon-1-.jpeg
Bức ảnh của nhà báo Evgeniy Mololetka (hãng AP) chụp bà Tetiana ôm hai chú chó cưng Tsatsa và Chunya, trong ngôi nhà nhà ngập tràn nước do đập Kakhovka ở Kherson bị quân Nga phá hủy hồi tháng 6/2023, đã nhấn chìm nhiều làng mạc. Ảnh: AP

Khi cuộc chiến càng kéo dài, tình trạng chia rẽ, phân cực trên thế giới càng sâu sắc, đối đầu giữa phương Tây và Nga ngày càng quyết liệt.

Cả thế giới dõi theo thượng đỉnh Mỹ - Trung

Năm 2023 chứng kiến những bất đồng liên tiếp giữa Mỹ và Trung Quốc. Vì thế, mọi triệu chứng ‘hắt hơi sổ mũi’ trong quan hệ hai bên đều khiến thế giới ‘đứng ngồi không yên’ và trông mắt theo dõi.

231115-joe-biden-xi-jinping-ew-233p-7adb54_11zon.jpg
Tổng thống Joe Biden và Chủ tịch Tập Cận Bình trong cuộc gặp thượng đỉnh tháng 11/2023. Ảnh:  Reuters

Vào tháng 2, khi Mỹ bắn hạ một khí cầu của Trung Quốc ở ngoài khơi bang Nam Carolina. Bắc Kinh ngay sau đó đã chỉ trích động thái của Washington, khẳng định đây chỉ là một khí cầu thời tiết, và việc xuất hiện trong lãnh thổ Mỹ là ngoài ý muốn. Sự cố này buộc Ngoại trưởng Antony Blinken phải hoãn chuyến thăm Trung Quốc, đồng thời "đóng băng" mọi cuộc đối thoại, liên lạc giữa Washington và Bắc Kinh.

10_11zon-1-.jpeg

Bức ảnh do Không lực Hoa Kỳ công bố vào ngày 22/2/2023 cho thấy một phi công thuộc lực lượng U-2 đang nhìn xuống chiếc khinh khí cầu nghi là ‘Trung Quốc do thám’ khi đang bay ở miền Trung Hoa Kỳ.

Rộng hơn, Mỹ - Trung cũng bày tỏ những quan điểm trái ngước nhau về tình hình cuộc chiến Nga-Ukraine, bất đồng về vấn đề Đài Loan (Trung Quốc),... khiến cho quan hệ song phương dường như chạm đáy.

Giữa tháng 11/2023, cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Joe Biden và Chủ tịch Tập Cận Bình diễn ra tại Washington. Nội dung được công bố là hai nhà lãnh đạo đã đồng ý nối lại liên lạc quân sự song phương, hợp tác ngăn chặn vận chuyển fentanyl và chống biến đổi khí hậu. Nhưng cả thế giới đều hiểu đằng sau cuộc gặp gỡ này còn nhiều điều khác.

Thiên tai khảm khốc

Năm 2023 thế giới chứng kiến liên tiếp những thảm nạn từ thiên tai. Động đất, lũ lụt, cháy rừng nghiêm trọng, hạn hán tại châu Âu, lũ lụt ở Libya, động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ, Syria, Morocco v..v. Nhiệt độ trái đất ghi nhận mức cao kỷ lục trong 125.000 năm qua và có nguy cơ vượt quá ngưỡng tăng 2 độ C.

Đổ nát khắp nơi, những tòa nhà thành bình địa, những gương mặt thẫn thờ, khổ đau và tuyệt vọng vì thiên tai.

8_11zon-2-.jpeg

Bức ảnh của phóng viên Adem Altan hãng AFP ghi lại khuôn mặt và ánh mắt bần thần đến mức không còn biết đau khổ của Mesut Hançer nắm tay cô con gái 15 tuổi Irmak đã chết trong trận động đất ở Kahramanmaraş, Thổ Nhĩ Kỳ. 

Sáng 6/2, khu vực miền nam Thổ Nhĩ Kỳ và tây bắc Syria rung chuyển dữ dội trong trận động đất 7,8 độ. Đây là trận động đất mạnh nhất tấn công Thổ Nhĩ Kỳ trong gần một thế kỷ, và cũng là một trong những thảm họa động đất chết chóc nhất thế giới.

22_11zon-2-.jpeg
Những cuộc tìm kiếm vô vọng ở Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Reuters

Hơn 59.000 người thiệt mạng, hàng chục nghìn người bị thương, mức thương vong nặng nề nhất kể từ sau trận động đất năm 2010 ở Haiti.

Ước tính Thổ Nhĩ Kỳ cần tới 100 tỷ USD để tái thiết nhà ở và hạ tầng công cộng sau thảm họa.

7_11zon-2-.jpeg
Một khu dân cư tại Hatay (Thổ Nhĩ Kỳ) bị san thành bình địa. Ảnh: AFP

Tại Libya, bão Daniel gây mưa lớn và gió mạnh khiến 2 con đập đầu nguồn ở thành phố cảng Derna, phía đông Libya bị vỡ vào ngày 11/9. Hàng triệu m3 nước quét qua trung tâm thành phố là nơi sinh sống của khoảng 100.000 dân trong đêm đã cuốn trôi toàn bộ khu dân cư ra Địa Trung Hải.

14_11zon.jpg
Những dãy phố nằm hai bên con sông Wadi ở thành phố Derna đã biến mất hoàn toàn sau trận lụt. Ảnh: AP

Theo tổ chức Trăng Lưỡi liềm Đỏ Libya, số nạn nhân thiệt mạng trong thảm họa kinh hoàng này lên tới 11.300 người. Thành phố Derna đã phải chôn cất người chết trong các ngôi mộ tập thể.

1_11zon-5-.jpeg
Một ngôi làng ở Adassil (Morocco) bị phá hủy hoàn toàn vì động đất. Ảnh: AP
3_11zon-2-.jpg
Người phụ nữ này ở làng Imi N'Tala (miền trung Morocco) bật khóc vì nhà cửa và người thân thiệt mạng. Ảnh: Reuters

Bảy tháng sau, thế giới tiếp tục bàng hoàng trước thông tin một trận động đất kinh hoàng nhất trong lịch sử tấn công Maroc ngày 8/9 khiến gần 3.000 thiệt mạng.

Tại Hawaii, những vụ cháy rừng khủng khiếp đã thiêu rụi hàng ngàn ha rừng, nhà cửa và hàng ngàn ô tô.

Thái tử Charles đăng cơ Vua Anh

Ngày 6/5/2023 tại Tu viện Wesminster, Thái tử Charles chính thức đăng cơ sau buổi lễ với nghi thức truyền thống của Hoàng gia Anh do Tổng Giám mục Canterbury - nhà lãnh đạo tinh thần của Giáo hội Anh, chủ trì, và đặt Vương miện Edward lên đầu Vua Charles ngồi trên ngai vàng.

4_11zon-1-.jpeg

Vua Charles là con trai đầu lòng của Nữ hoàng Elizabeth II và Hoàng thân Philip. Ông được chỉ định làm người kế vị ngai vàng vào năm 3 tuổi và đã có 7 thập niên làm Thái tử. Ảnh: AFP

Hơn 100 nhà lãnh đạo thế giới đã đến tham dự, chưa kể các kênh truyền hình trực tiếp thu hút hàng chục triệu người khắp thế giới theo dõi.

Trước sự chứng kiến của khoảng 100 nhà lãnh đạo thế giới và hàng triệu khán giả truyền hình, Tổng Giám mục đã đặt Vương miện Thánh Edward.

Trí tuệ nhân tạo là điểm nhấn

Năm 2023 thế giới chứng kiến một cơn sốt toàn cầu về trí tuệ nhân tạo (AI), với công cụ ChatGPT được công ty OpenAI tung ra, mở màn cho làn sóng bùng nổ của AI trong năm qua. Ngoài ChatGPT, nhiều hãng công nghệ lớn cũng cho ra mắt chatbot tương tự như Google với Bard, Microsoft có Bing Chat, xAI với Grok, Baidu với Ernie Bot. Sự xuất hiện của AI tạo sinh giúp xóa bỏ hình ảnh về các trợ lý trí tuệ nhân tạo tẻ nhạt, kém linh hoạt tồn tại hàng chục năm qua.

icsa4y43ivmifib4y5tuwun4ri.jpg
Một con chó robot được trưng bày tại hội nghị thượng đỉnh Trí tuệ nhân tạo có trách nhiệm trong Quân đội (REAIM) tổ chức tại Hà Lan tháng 2/2023. Ảnh: Reuters

Sau khi đầu tư 1 tỷ USD vào ChatGPT năm 2019, mới đây, Microsoft lên kế hoạch đầu tư thêm 10 tỷ USD để đổi lấy 49% cổ phần trong OpenAI. “Ông lớn” này thậm chí lên phương án tích hợp ChatGPT vào Word, Powerpoint, Outlook và công cụ tìm kiếm Bing để cạnh tranh thị phần với Google Search.

Sự bùng nổ của AI đã gây ra tranh luận về việc công nghệ này đang mở ra kỷ nguyên mới cho sáng tạo và thịnh vượng của con người, hay sẽ tạo ra tương lai đầy bất trắc với nhân loại.

Đà tăng trưởng kinh tế, thương mại hàng hóa toàn cầu suy giảm

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) trong báo cáo mới nhất dự báo GDP toàn cầu năm nay chỉ tăng 3%, thấp hơn 3,5% năm ngoái. Cơ quan này nhận định tăng trưởng toàn cầu đi xuống là hậu quả của chính sách thắt chặt tiền tệ của các nền kinh tế tiên tiến, tác động từ cuộc chiến Nga – Ukraine.

37kgqenytnnnljzytiwr2hytbi_11zon.jpg
Các công nhân ở bãi container Burchardkai trong Cảng Hamburg biểu tình trưng băng-rôn: "Hãy ngăn chặn con quái vật lạm phát" và đòi tăng lương. Ảnh: Reuters

Theo IMF, so với năm trước, tăng trưởng thương mại thế giới năm 2023 ước tính đạt 0,9% và dự báo sẽ tăng lên 3,5% vào năm 2024, thấp hơn nhiều so với mức trung bình 4,9% của giai đoạn 2000-2019. Sự suy giảm trong năm 2023 không chỉ phản ánh xu hướng nhu cầu toàn cầu mà còn phản ánh sự thay đổi cơ cấu thương mại đối với các dịch vụ trong nước; tác động trễ của việc tăng giá đồng đô la làm chậm tăng trưởng thương mại do thanh toán chủ yếu được thực hiện bằng đô la Mỹ; các rào cản thương mại ngày càng gia tăng (năm 2022, các quốc gia đã áp đặt gần 3.000 hạn chế mới đối với thương mại, tăng gần 2000 hạn chế so với năm 2019). OECD có cùng nhận định với IMF.

Lãi suất cao đã giúp các nước giảm lạm phát từ mức hai chữ số về 2-3%, nhưng cũng gây ra nhiều hệ lụy với nền kinh tế toàn cầu. Khu vực đồng euro, Đức, Anh đang cận kề suy thoái, khi GDP quý trước co lại.

Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Những tấm ảnh kể chuyện thế giới năm 2023
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO