Truyền thống đua bò Pacu Jawi đã được duy trì suốt hơn 400 năm qua. Những con bò chiến thắng sẽ được đem bán đấu giá và nhân giống. Lễ hội là một phần trong nếp sống của người Minangkabau và luôn được mong chờ vào mỗi cuối mùa vụ.
Ở Tây Sumatra, một cuộc đua bò truyền thống được tổ chức trên các cánh đồng lúa sau khi thu hoạch đã tiếp tục trở lại sau đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, trong các cuộc đua truyền thống qua các cánh đồng lúa, những chú bò không thể được điều khiển bằng gậy. |
Một đặc điểm không thể thiếu của Paku Javi là độ lầy lội và các tay đua không ngần ngại lao thẳng vào chúng. |
Giữ thăng bằng không dễ dàng như vậy - các tay đua phải nắm lấy hai đuôi của hai con bò trong suốt quá trình thi. Họ dùng tay, chân, miệng và cắn đuôi khi cần để điều khiển bò chiến đi đúng hướng, chạy nhanh hơn và về đích sớm nhất. |
Nếu các con bò không thể được giữ lại với nhau và chúng bỏ chạy theo các hướng khác nhau, người cầm lái sẽ ngã xuống bùn. |
Theo quy định của cuộc thi, gậy hoặc roi không được dùng để “xua đuổi” bò. Các tay đua chân trần đứng trên một tấm ván gỗ, rồi bám lấy đuôi con bò trên đường đua khoảng 250m. |
Cách duy nhất để tăng tốc là cắn vào phần đuôi con bò. |
Chỉ những con bò khỏe mạnh mới được tham gia cuộc thi đấu bò Indonesia. Hầu hết chúng đã được huấn luyện và có chế độ chăm sóc cẩn thận trước khi thi. |
Sau vài giây đầu tiên của cuộc đua, các tay đua đã dính đầy bùn từ đầu đến chân. |
Lễ hội đua bò truyền thống được tổ chức thường niên này đã trở thành nét đẹp văn hóa của Indonesia. Phần thưởng duy nhất cho mọi nỗ lực dành cho tay đua chiến thắng cuộc đua là sự tôn vinh và ngưỡng mộ của người khác. |
Thông qua cuộc đua bò, những con bò giành chiến thắng sẽ được bán giá cao. Số tiền thu được sẽ được dành làm vốn đầu tư cho trồng trọt, chăn nuôi trong vụ sau. |
Lễ hội thu hút hàng nghìn người dân tụ hội về theo dõi những trận đua bò đầy kịch tính. Trong số các khán giả có rất nhiều thương lái. |
Thanh Bình (lược dịch)