Những người "bán" ký ức Sài Gòn thành tiền

02/07/2023 08:16

Tồn tại hơn 10 năm, chợ đồ cổ Sài Gòn (quận Bình Thạnh, TPHCM) được xem là nơi buôn bán hoài niệm và hồi ức của người Sài Gòn.

Những người bán ký ức Sài Gòn thành tiền - 1

Tiếng ghi-ta hòa cùng bản nhạc cũ, bức tường rêu phong đã nhuốm màu thời gian và vô vàn kỷ vật có 1-0-2 chứa đựng đầy ký ức như đang đưa người ta quay về năm tháng xưa cũ.

Mặc dù nằm trong con hẻm nhỏ trên đường Nơ Trang Long (quận Bình Thạnh, TPHCM) và chỉ mở vào cuối tuần, chợ đồ cổ Sài Gòn vẫn là địa điểm thu hút hàng ngàn khách ghé thăm.

Bởi lẽ ở nơi phồn hoa phố thị này, ít nơi đâu người Sài Gòn vừa bán cổ vật, vừa bán cả ký ức và tình yêu đặc biệt dành riêng cho thành phố.

Những người bán ký ức Sài Gòn thành tiền - 2
Những người bán ký ức Sài Gòn thành tiền - 3

Điểm hẹn của người mê hoài niệm

Nằm giữa trung tâm TPHCM, du khách hoàn toàn có thể tận hưởng cuối tuần và ra về trong ngày.

Hiện, giá vé vào cổng tại chợ đồ cổ Sài Gòn là 40.000 đồng, đã bao gồm phí nước hoặc thức ăn. Vì vậy, bên cạnh việc mua sắm cổ vật, du khách hoàn toàn có thể đến để uống cà phê, tham quan và thưởng thức nhạc.

Những người bán ký ức Sài Gòn thành tiền - 4

Chợ đồ cổ Sài Gòn có hơn 30 tiểu thương buôn bán các món hàng trăm năm tuổi từ khắp nơi trên thế giới. Từ xe cổ, đồng hồ cổ, máy đánh chữ, đèn dầu, bàn ủi con gà, cung tên, bật lửa zippo… cho đến những bộ sưu tập tiền, tem, đĩa nhạc. Đặc biệt, chợ là không gian dành riêng cho giới săn cổ vật Việt Nam.

Nói về hoạt động này, ông Trần Gia Tuấn (Quản lý chợ) chia sẻ: "Quán mở ra không chỉ để buôn bán mà là nơi hội họp, trao đổi và thể hiện đam mê. Thậm chí có nhiều người từng là khách nhưng vì yêu thích nên đã đến đây làm tiểu thương".

Những người bán ký ức Sài Gòn thành tiền - 5
Những người bán ký ức Sài Gòn thành tiền - 6

Những người buôn bán ký ức Sài Gòn

Ông Jon Allsop (quốc tịch Anh) đã đến Sài Gòn gần 10 năm và đang tham gia buôn bán cổ vật vận chuyển từ Pháp đến Việt Nam.

Theo đó, trong một lần sang Việt Nam du lịch, ông đã trúng tình yêu sét đánh với bà Tâm Linh và cùng kết hôn. Mỗi cuối tuần, cả hai sẽ chạy xe đến chợ đồ cổ để buôn bán, đồng thời họ cũng rao bán thông qua nền tảng mạng xã hội.

Những người bán ký ức Sài Gòn thành tiền - 7

Ông Nguyễn Văn Tùng (45 tuổi), đã bỏ nghề tài xế để thành tiểu thương chợ đồ cổ chỉ vì mê sưu những chiếc đèn măng xông tuổi thơ. Trừ ngày họp chợ, còn lại ông luôn dành thời gian để rong ruổi khắp nơi sưu tầm cổ vật.

"Làm đam mê mới làm theo đuổi được, còn nói về giá trị kinh tế thì thôi. Vì vậy đã đến đây thì hãy cứ nghĩ về niềm vui được chung sống với người cùng đam mê thôi", ông Tùng cười.

Những người bán ký ức Sài Gòn thành tiền - 8
Những người bán ký ức Sài Gòn thành tiền - 9
Những người bán ký ức Sài Gòn thành tiền - 10

Điểm hẹn lý tưởng cho gia đình dịp cuối tuần

Ngoài việc tham quan, mua sắm món đồ cổ, chợ đồ cổ Sài Gòn còn tổ chức các buổi hòa nhạc, giao lưu với các diễn giả, nhân vật nổi tiếng… mỗi tuần.

Dịch vụ đa dạng, trải nghiệm thú vị giúp những gia đình có người lớn tuổi có dịp gặp gỡ, trò chuyện và nhắc nhớ kỷ niệm trong không gian hoàn toàn khác biệt.

Những người bán ký ức Sài Gòn thành tiền - 11

Chị Nguyễn Thị Hồng Hải (ngụ quận 12, TPHCM) chia sẻ: "Tôi đã trải qua giai đoạn lịch sử ở thành phố này, vì vậy nó như máu thịt. Không gian và những đồ vật nhuốm màu thời gian khiến tôi muốn quay về thời thơ ấu, chứng kiến những món đồ mà không bao giờ được thấy ngoài đời thường".

Những người bán ký ức Sài Gòn thành tiền - 12
Những người bán ký ức Sài Gòn thành tiền - 13
Những người bán ký ức Sài Gòn thành tiền - 14

Gợi ý để đạt trải nghiệm tốt nhất

Để tìm sự tĩnh lặng, ngắm nhìn thời gian ngưng đọng mà vẫn có một cuối tuần khác biệt giữa Sài Gòn thì tham quan chợ đồ cổ là một lựa chọn cần cân nhắc.

Bạn hãy đặt chỗ trước để có chỗ ngồi phù hợp nhất ngắm nhìn toàn cảnh. Đến vào khung giờ 9h - 12h giúp trải nghiệm đầy đủ các dịch vụ hơn.

Chuẩn bị trang phục theo phong cách hợp với bối cảnh và không gian quán để có những bức hình thật lung linh.

Đừng quên rủ theo gia đình, nhóm bạn thân cùng trải nghiệm.

  • Nghi thức tắm Phật trong đại lễ Phật đản ở ngôi chùa lớn nhất Việt Nam
    Trong ngày đại lễ Phật đản, các phật tử sẽ cùng nhau cử hành nghi thức tắm Phật để niệm ân Đức Phật, gột rửa ba nghiệp thân, khẩu, ý...
  • Vì đâu ra nỗi này?
    "Chùa dạo này vắng quá!" - Đó là lời than của một vị Tăng ở Cao nguyên, Đại đức Thích Lệ Đạo (trụ trì chùa Phước Duyên ở Krông Ana, Đắk Lắk). Vị này cho biết ở ngôi chùa nơi Thầy đang hành đạo, trong dịp rằm tháng Giêng vừa rồi, chỉ trên dưới 100 Phật tử lui tới, giảm rất nhiều so với trước đây.
  • Bi kịch của một gia đình trúng giải xổ số 1,35 tỷ USD
    Câu chuyện của một gia đình sinh sống ở bang Maine (Mỹ) đang thu hút sự quan tâm của truyền thông. Một thành viên trong gia đình này đã trúng giải xổ số trị giá 1,35 tỷ USD.
  • Ngôi sao Trung Quốc bị đuổi khéo khỏi thảm đỏ LHP Cannes
    Tham dự LHP Cannes 2024, ngày 16/5, nữ diễn viên Trung Quốc Đồng Lệ Á, Lương Tranh và đạo diễn Quản Hổ liên tục bị đại diện Ban Tổ chức nhắc nhở vì tạo dáng lâu trên thảm đỏ.
  • Gắn chip định danh 10 cổ vật triều Nguyễn
    Các cổ vật được gắn chip và được định danh duy nhất bằng công nghệ, giúp du khách tương tác đa chiều với toàn bộ thông tin lịch sử, nguồn gốc, ý nghĩa văn hóa của cổ vật bằng điện thoại thông minh.
  • Ông Hiệu: Linh hồn của lễ hội Gióng Phù Đổng
    Lễ hội Gióng đền Phù Đổng là hội trận, được vua Lý Công Uẩn cho khởi tạo và tổ chức từ thời Lý. Lễ hội diễn ra từ ngày mùng 6 đến mùng 9 tháng Tư âm lịch hằng năm, nhằm tái hiện lại các trận đánh oai hùng của Thánh Gióng - người con của làng Phù Đổng đánh giặc ngoại xâm phương Bắc.
Nổi bật Việt Báo
Đừng bỏ lỡ
Những người "bán" ký ức Sài Gòn thành tiền
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO